Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chấm điểm các bộ: Bức tranh không điểm sáng

Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có nhiều nỗ lực, song Bộ Giao thông Vận tải vẫn được xếp hạng thấp trong báo cáo MEI 2011. Ảnh TL.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế là 4 bộ nằm cuối bảng xếp hạng theo thứ tự từ dưới lên về xây dựng và thi thành luật pháp.

Đây là kết quả nghiên cứu do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp công bố ngày 28-12 tại Hà Nội. Nghiên cứu này (MEI 2011) được VCCI tiến hành theo chỉ đạo của Thủ tướng nhằm đưa ra đánh giá thường niên liên quan đến hiệu quả hoạt động pháp luật về kinh doanh của các bộ.

Báo cáo năm nay đánh giá hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của 14 bộ trong năm 2010 dựa trên phản hồi điều tra của 207 hiệp hội doanh nghiệp cấp trung ương và cấp tỉnh, đại diện cho trên 419.000 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong toàn quốc.

Trong khi đó, 4 bộ được xếp theo thứ tự ở các vị trí trên cùng là Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Kết quả MEI 2011 cho thấy tất cả 14 bộ đều có điểm tổng hợp nằm ở nửa trên của nhóm trung bình. Trong bảng xếp hạng theo thang điểm 100, Bộ Tư pháp đạt điểm cao nhất là 59,01 điểm và Bộ Tài nguyên và Môi trường đạt điểm thấp nhất là 51,37 điểm.

Điểm số MEI 2011 của các bộ rất sát nhau, hầu như liền nhau trên bảng xếp hạng. Điều này đồng nghĩa với việc, theo các hiệp hội doanh nghiệp, không có bộ nào ở diện “cá biệt”, nhưng cũng không có bộ nào làm được điều khác biệt tích cực vượt trội so với các bộ khác.

Xếp hạng MEI 2011 (thang điểm 100)

1 Bộ Tư Pháp                                                 (59,01)
2 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội           (58,51)
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư                                (56,59)
4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn     (56,35)
5 Bộ Công Thương                                         (55,61)
6 Bộ Khoa học và Công nghệ                         (54,50)
7 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam                    (54,47)
8 Bộ Tài chính                                                 (54,36)
9 Bộ Thông tin và Truyền thông                      (53,92)
10 Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch                 (52,47)
11 Bộ Y tế                                                        (52,22)
12 Bộ Giao thông Vận tải                                 (52,10)
13 Bộ Xây dựng                                                (51,93)
14 Bộ Tài nguyên và Môi trường                      (51,37)

Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng nhóm nghiên cứu và là Trưởng ban Pháp chế VCCI nói báo cáo nghiên cứu đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh tuy không u tối nhưng thiếu điểm sáng về hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các bộ.

Tại buổi công bố nghiên cứu trên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Phúc nói ông rất bất ngờ với kết quả này. Ông nói: “Không phải cá nhân đại biểu Quốc hội chúng tôi mà cả cử tri đều thấy rằng chất lượng pháp luật chưa cao".

Ông Phúc đề cập đến tình trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư. "Có luật ban hành 2 năm mới có nghị định quy định chi tiết thi hành, và lâu nữa mới có thông tư. Rõ ràng như vậy thì luật kém hiệu quả”, ông nói.

Ông Phúc lý giải tình trạng trên: “Bản thân tôi thấy một trong những nguyên nhân sâu xa là ở chất lượng và hiệu quả [thấp] trong xây dựng văn bản pháp luật ở các bộ”.

Ông nói tiếp, 95% bộ luật ở Việt Nam do Chính phủ trình trên cơ sở xây dựng từ các bộ, và Quốc hội thông qua các đạo luật đó.

“Nay thì tôi hiểu rõ hơn tại sao luật của Quốc hội ban hành vừa qua chỉ ở mức trung bình,” ông Phúc nói.

Tại buổi hội thảo, không có bất kỳ phản hồi nào từ đại diện các bộ (trừ Bộ Tư pháp là người của ban tổ chức), cho dù ban tổ chức đã “nài nỉ” họ phát biểu, và trước đó đã phát giấy mời cho tất cả các bộ liên quan.

Ông Phúc kiến nghị rằng, VCCI nên mời phó thủ tướng, phó chủ tịch quốc hội và lãnh đạo các bộ tham dự trực tiếp lễ công bố báo cáo MEI 2012.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói bà hy vọng chỉ số MEI là cơ sở để các cơ quan chức năng xem xét lại quy trình ban hành hệ thống pháp luật và tránh tình trạng xây dựng theo lợi ích của môt nhóm.

Trong khi đó, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nói rằng báo cáo của VCCI vẫn còn “rụt rè” khi đưa ra nhận xét về các bộ.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Khai thác khoáng sản sẽ được siết chặt
  • Doanh nghiệp “cày” chủ yếu để trả lãi ngân hàng
  • Thưởng Tết cao nhất tại Tp.HCM gấp 10 lần Hà Nội
  • Đủ “mánh” chuyển giá của doanh nghiệp FDI
  • Lập “đội đặc nhiệm” về xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam
  • Thưởng Tết năm nay khó được như năm ngoái
  • Bộ Tài chính nói gì về kết quả kiểm tra doanh nghiệp xăng dầu?
  • Đến 2020: Kênh bán lẻ hiện đại nắm 40% thị phần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi