Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng chậm lại

 
Giá lương thực, thực phẩm đã quay đầu tăng trong tháng 10. (Ảnh: minh họa/ internet)

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 đã tăng 0,37% so với tháng 9/2009, tăng 2,99 % so với tháng 10/2008 và tăng 4,49% so với tháng 12/2008.

Như vậy, tốc độ tăng CPI trong tháng 10 đã thấp hơn rõ rệt so với tốc độ tăng của tháng 9 (tháng 9 tăng 0,62%), đưa CPI 10 tháng qua tăng 7,17% so với cùng kỳ 2008.

Theo ông Nguyễn Đức Thắng- Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Giá cả, Tổng cục Thống kê, mặc dù tốc độ tăng giá đã chậm lại nhưng CPI tháng 10 vẫn tiếp tục tăng ở cả 10 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,02-0,77%.

Tăng mạnh nhất là nhóm phương tiện đi lại và bưu điện với mức tăng là 0,77% do tác động của tăng giá của xăng dầu trong tháng 9. Tiếp đến là nhóm giáo dục với mức tăng 0,73%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao thứ 3 là 0,55% do sức nóng của thị trường bất động sản.

Đáng chú ý, với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, cộng với ảnh hưởng của thiên tai nặng nề ở miền Trung, giá lương thực đã quay đầu tăng 0,03% và thực phẩm cũng đã tăng 0,49%. Tăng thấp nhất là nhóm văn hoá, thể thao và giải trí với mức tăng 0,02%.

Trong tháng 10, hai thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có mức tăng CPI thấp hơn mức tăng bình quân cả nước; trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm trọng số 20% trong 63 tỉnh thành) chỉ tăng 0,15% và Hà Nội (chiếm trọng số tới 10%) tăng tới 0,26% kéo tốc độ tăng CPI cả nước chậm lại.

Tháng 10, giá vàng tiếp tục tăng mạnh với mức tăng 5,01%, đưa chỉ số giá vàng 10 tháng qua tăng 35,1% so với tháng 12/2008 và tăng 12,78% so với cùng kỳ 2008. Trong khi đó, giá USD tháng 9 tiếp tục giảm nhẹ với mức giảm 0,35% đưa giá USD, 9 tháng qua tăng 5,74% so với tháng 12/2008 và tăng 9,09% so với cùng kỳ 2008.

Tổng cục Thống kê cho biết: Với tốc độ tăng CPI như hiện nay, CPI năm 2009 sẽ ở mức khoảng 7%. Điều đó cho thấy: Chính sách kích cầu kinh tế của Chính phủ đã phát huy tác dụng, giúp nền kinh tế Việt Nam đứng bên bờ của suy thoái đã phục hồi và tăng trưởng rõ rệt.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cảnh báo: Trong khi nền kinh tế vẫn tồn tại nhiều đặc điểm bất lợi (cán cân thanh toán quốc tế chưa bền vững, thâm hụt ngân sách cao, dự trữ ngoại tệ thấp, giám sát hệ thống tài chính yếu), để kiểm soát mặt bằng giá cuối năm 2009 và năm 2010 (với dự báo là sẽ cao), các cân đối cung cầu cần phải được giữ vững.

Bên cạnh đó, chương trình kích thích kinh tế để các đối tượng thụ hưởng tập trung vào sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong những tháng cuối năm cần tiếp tục đẩy mạnh.

Đặc biệt, các cơ quan quản lý phải kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, bảo đảm không vượt quá 30% của cả năm, và giữ ổn định tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng Việt Nam, đồng thời cũng giữ ổn định lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp không bị tăng chi phí đầu vào.

Đối với việc chi ngân sách, chúng ta cũng cần giữ khoản chi trong 7% như mục tiêu Quốc hội đề ra để tránh áp lực đến mặt bằng giá. Ngoài ra, công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, chấp hành kỷ luật nhà nước về giá cần được tăng cường để giảm thiểu việc lợi dụng nhu cầu tăng để tăng giá bất hợp lý./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Cơ quan nhà nước ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam
  • Ngành muối cần phát huy “địa lợi”, tìm lại “nhân hòa”
  • Giám sát hiệu quả gói kích cầu
  • Vướng do thiếu quy định cụ thể
  • Tuyến tàu trên cao kết nối Hà Đông - Xuân Mai
  • Lập quy hoạch xây dựng dọc tuyến cao tốc Hà Nội - Vinh
  • Khởi công xây dựng công trình nhà Quốc hội
  • Nên chọn phương án... khó !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi