Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp Từ Sơn tiếp tục phát triển (28/01/2010)

Mặc dù chịu tác động mạnh mẽ của suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng đến nay, sản xuất CN- TTCN của thị xã Từ Sơn đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh đã khắc phục khó khăn, đi vào hoạt động ổn định và phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần đưa giá trị sản xuất CN-TTCN của thị xã đạt kết quả khá.

Năm 2009, thị xã Từ Sơn có 67 hợp tác xã,  742 doanh nghiệp, trong đó 161 doanh nghiệp tư nhân, 506 công ty TNHH, 75 công ty cổ phần và hơn 7780 hộ gia đình sản xuất CN- TTCN. Tổng giá trị sản xuất CN- TTCN trên địa bàn ước đạt 3.750 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, khối hợp tác xã tăng 60,2%, doanh nghiệp tư nhân tăng 12,5%, hộ gia đình cá thể tăng 14,1%. Để có được kết quả đó, ngoài những yếu tố khách quan do kinh tế thị trường trong nước và thế giới bắt đầu phục hồi, giá nhiều mặt hàng sắt, gỗ…. tăng mạnh phải kể đến sự điều hành chỉ đạo của UBND thị xã trong việc thực hiện nhiều chính sách khuyến khích phát triển như: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp; tăng cường quản lý và đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi, giãn hoãn thuế TNDN, thuế GTGT, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất. Ngoài ra, phải kể đến sự năng động, nhạy bén và mạnh dạn của các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời triển khai các chiến lược liên doanh liên kết để khẳng định vị trí, thương hiệu sản phẩm với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường hội nhập kinh tế toàn cầu. Điển hình như các doanh nghiệp Nam Hồng, Việt Thái, Hanaka, Hưng Long, Hoàng Hải… Đến nay, thị xã đã quy hoạch được 11 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề  với diện tích gần 350 ha, trong đó; 7 cụm công nghiệp đã xây dựng xong hạ tầng, 7 dự án đang giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng (tính cả các dự án mở rộng). Hiện tại có 531 cơ sở được thuê đất trong 9/11 cụm công nghiệp để sản xuất kinh doanh thu hút trên 11.000 lao động. Giá trị sản xuất từ các khu, cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề chiếm hơn 60% tổng giá trị sản xuất CN – TTCN toàn thị xã. Đặc biệt, khu công nghiệp, dịch vụ đô thị VSIP Bắc Ninh có diện tích hơn 500 ha đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tạo thêm sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ông Ngô Minh Châu, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn khẳng định: “Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh, nhất là sắt thép, đồ gỗ mỹ nghệ bị “điêu đứng” thì nay cơ bản đã phục hồi và đang phát triển. Cứ đà này thì mục tiêu phấn đấu đưa giá trị sản xuất CN- TTCN trên địa bàn thị xã năm 2010 đạt 4.450 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2009 hoàn toàn có thể đạt được”.

Bên cạnh sự phát triển, bắt nhịp với cơ chế thị trường, các ngành nghề CN-TTCN trên địa bàn thị xã vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Chưa phát huy và khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế kinh tế vùng; sản phẩm chất lượng cao còn ít, sức cạnh tranh còn hạn chế; phát triển sản xuất còn tự phát, phân tán, chưa được quy hoạch, mặt bằng sản xuất còn chật hẹp; hầu hết các làng nghề đều chưa xử lý được nước thải, rác thải, nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng thêm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và gây mất mỹ quan. Bên cạnh đó, sự quan tâm, tạo điều kiện ở một số địa phương chưa đúng mức nên sản xuất còn mang tính tự phát, chưa bền vững. Công tác bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý và kỹ thuật cho người lao động còn hạn chế. Hộ sản xuất TTCN còn thiếu thông tin thị trường nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, hộ cá thể chưa thực sự bền vững. Vì vậy đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền phải có sự lãnh đạo, điều hành kiên quyết, kịp thời… cùng với sự năng động, nhạy bén của mỗi doanh nghiệp và sự ủng hộ của toàn dân để đưa công nghiệp thị xã phát triển bền vững, xứng tầm với đơn vị dẫn đầu của tỉnh trên lĩnh vực CN-TTCN.

 

(Theo Bài, ảnh: Thanh Ngân/BacNinh)

  • Đưa ngành thép thành công nghiệp trọng điểm
  • Tiếp tục triển khai các giải pháp thu hút và quản lý vốn FDI
  • Hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia thống nhất
  • Sẽ mở rộng đối tượng được “hậu kiểm”
  • Nhộn nhịp sản xuất công nghiệp đầu năm
  • Thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học
  • Giá điện sinh hoạt tăng cao nhất
  • Petrovietnam triển khai đề án phát triển nhiên liệu sinh học
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi