Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không nên xuất khẩu hết than

Phó viện trưởng Viện Năng lượng Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, không nên xuất khẩu hết than để lấy ngoại tệ. Ở các nước có nguồn tài nguyên, người ta để sử dụng trong nước, không xuất khẩu.

Một điểm thu gom than trái phép tại Hạ Long (Quảng Ninh) hồi đầu năm 2008. Ảnh: CTV

Trao đổi với Tiền Phong, ông Tuấn cho rằng, Trung Quốc đã đóng cửa mỏ than và chỉ nhập về. Mỹ thì xây các kho dầu khổng lồ để nhập khẩu. Với Việt Nam, chỉ những loại than chất lượng rất cao mà chúng ta chưa sử dụng đến, có thể bán được với giá gấp đôi so với than thông thường, thì nên xuất khẩu.

“Quan điểm của Viện Năng lượng là không xuất khẩu để lấy hiệu quả kinh tế mà phải sử dụng để phát triển bền vững trong nước. Trong quá trình khai thác sẽ có một tỉ lệ than chất lượng cao chúng ta không dùng thì xuất khẩu để cân đối ngoại tệ, còn lại, phải sử dụng tối đa trong nước. Bài toán này chúng tôi đã đề xuất từ lâu” - ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, tổng sơ đồ điện VI thực hiện được năm thứ tư. Việc cần làm của tổng sơ đồ điện VII sắp tới là giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện tổng sơ đồ VI, trong đó phải đưa ra lộ trình phát triển các nhà máy than hợp lý hơn để hài hòa khả năng khai thác và và nhập khẩu than. Khai thác than trong nước tăng lên nhưng không phải bằng mọi giá.

Nhiều địa phương xin bổ sung thủy điện nhỏ

Trong khi nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia cảnh báo cần xem xét lại việc quy hoạch phát triển các thủy điện vừa và nhỏ ở các địa phương, mới đây nhất, ngày 26/10/2009, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản số 3960 gửi Bộ Công Thương, đề nghị bổ sung hồ sơ dự án thủy điện Nước Xa 2, công suất lắp máy 3,5 MW, vào quy hoạch thủy điện nhỏ và vừa của tỉnh này.

Dự án có tổng vốn đầu tư 18,18 tỉ đồng, nằm tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, hàng năm sẽ cung cấp một lượng điện bình quân 14,62 triệu KWh. Trong văn bản trên, tỉnh Quảng Nam đề nghị sớm xem xét và có ý kiến thỏa thuận bổ sung để tỉnh có cơ sở phê duyệt quy hoạch và triển khai dự án từ năm 2009.

Không chỉ riêng Quảng Nam, thời gian gần đây, nhiều địa phương khác cũng có văn bản xin bổ sung quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn với nhiều lý do khác nhau. Tỉnh Điện Biên là một ví dụ.

Mới đây, Bộ Công Thương có quyết định bổ sung quy hoạch 15 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy 151,9 MW trên địa bàn tỉnh Điện Biên vào quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc. Trong số các dự án này, chỉ sáu dự án có công suất từ 10 MW trở lên, bốn dự án có công suất 3 MW, còn lại là dự án dưới 10 MW công suất.

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

  • Bức bí than cho sản xuất điện
  • Lộ trình mới của Chương trình Thương hiệu quốc gia
  • Thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp
  • Việt Nam đang nỗ lực cải cách tư pháp
  • Thách thức phát triển bền vững
  • Khởi công nhiều dự án giao thông lớn
  • Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT: Cần xác định rõ vấn đề trọng tâm
  • CPI bất ngờ tăng tốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi