Phiên làm việc ngày 17/10/2009 của Đại hội Đại hội đồng Hiệp hội Luật ASEAN. Ảnh: Hữu Tuấn. |
Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2004- 2009, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 103 văn bản luật và các bộ luật. Ngoài ra, còn rất nhiều các văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước ban hành.
Các văn bản pháp luật này nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, cho nhân dân và vì nhân dân, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân...
Quốc hội khoá XII Việt Nam đã đưa vào 24 dự án luật, 6 dự án pháp lệnh về lĩnh vực tư pháp, chiếm tỷ lệ 23,4% trong số 128 dự án luật, pháp lệnh.
Trong vòng 3 năm 2005-2008, Quốc hội Việt Nam đã thông qua 14 luật, bộ luật, 5 pháp lệnh và 8 nghị quyết về lĩnh vực tư pháp. Những con số này cho thấy nỗ lực và quyết tâm cao của Việt Nam trong vấn đề cải cách tư pháp cũng như trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các ngày càng sâu rộng vào sân chơi quốc tế như WTO, APEC, ASEAN...
Chuyên gia Nguyễn Hải Ninh cho rằng, cải cách tư pháp ở Việt Nam bao gồm cả cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và các cơ quan bổ trợ tư pháp. Trong đó, lấy cải cách toà án, coi việc nâng cao chất lượng xét xử là mục tiêu hướng tới. Đồng thời, đây cũng là xuất phát điểm để tiến hành đổi mới, hoàn thiện các cơ quan tư pháp và bổ trợ các cơ quan tư pháp khác.
Trên phạm vi toàn quốc, theo cơ cấu tổ chức theo địa giới hành chính hiện nay có 678 tòa án nhân dân cấp huyện, 63 tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao.
Nếu theo thẩm quyền xét xử, hệ thống Tòa án nhân dân có thể phân thành 741 tòa án cấp sơ thẩm; 66 tòa án cấp phúc thẩm; 69 tòa án có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy mỗi năm số vụ mà toà án Việt Nam phải thụ lý và giải quyết tăng 10.000 vụ nhưng việc giải quyết, xét xử hình sự, dân sự, hành chính cơ bản đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trung bình, tỷ lệ các vụ hoà giải thành chiếm trên 40% số vụ việc một năm. Đây là một thành công đáng kể của hệ thống tư pháp Việt Nam
Từ thực tiễn cải cách tư pháp, Th.S Nguyễn Thị Thuý (Viện Khoa học Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao) đánh giá, cải cách tư pháp hình sự đã có những kết quả nổi bật. Mục tiêu quan trọng trong lĩnh vực này tăng cường hiệu lực, hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời, tôn trọng và đảm bảo đầy đủ các quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự, đảm bảo thực hiện đầy các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến việc hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Ngoài ra, cải cách tư pháp hình sự đã tạo ra những thủ tục tố tụng cụ thể cho hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm, là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế song phương và đa phương về tư pháp hình sự.
(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com