Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 3,2% so với tháng 9; tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; tính chung mười tháng đầu năm tăng 7% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 3,6%; khu vực ngoài nhà nước tăng 8,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,4%. Sản xuất công nghiệp đã khôi phục dần tốc độ tăng trưởng liên tục qua các tháng, tháng sau có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng bình quân của các tháng so với cùng kỳ.

 

Một số đơn vị có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp mười tháng cao hơn mức bình quân toàn ngành: Tập đoàn Ðiện lực tăng 11,5%; Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (16,2%); Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp (22%); Tổng công ty cổ phần Ðiện tử - tin học (18,4%); Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (22%); Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (16,4%); Công ty cổ phần nhựa (22,8%). Một số địa phương có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng cao hơn mức bình quân: Hà Nội (8,1%); Quảng Ninh (13,5%); Thanh Hóa (12,1%); Khánh Hòa (8%); TP Hồ Chí Minh (7,2%); Bình Dương (8,5%); Ðồng Nai (8,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (9,9%); Cần Thơ (9,1%)...

 

Ðặc điểm tăng trưởng của sản xuất công nghiệp trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu mười tháng giảm 13,8% so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ mười tháng thị trường trong nước tăng 18% so với cùng kỳ. Ðiều này cho thấy tăng trưởng của sản xuất công nghiệp gắn chặt, tương ứng với tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ, sức mua của thị trường trong nước, phản ánh tác động của chính sách trong việc điều hành của Chính phủ với mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm, kích thích tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phòng ngừa lạm phát.

 

Tăng trưởng của công nghiệp có vai trò lớn trong tăng trưởng của nền kinh tế. Ðể giữ và thúc đẩy đà tăng trưởng của công nghiệp cùng với việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, cần thực hiện những giải pháp thiết thực, phù hợp. Trước hết các doanh nghiệp cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức quản lý gắn với đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, tiết kiệm, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp. Quan tâm khai thác, sử dụng nguyên liệu trong nước, đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu. Cần phối hợp giữa các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam có tính chiến lược lâu dài. Tranh thủ, thực hiện hiệu quả chính sách tiếp tục kích thích kinh tế, trong đó quan tâm nội dung kích thích khu vực nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy, gắn kết sản xuất công nghiệp về thiết bị, máy móc, vật tư, vật liệu... Ðồng thời đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, hoàn thành các dự án đưa vào hoạt động, tạo ra năng lực sản xuất mới, có sức cạnh tranh cao cho những năm sau. Cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục giảm mạnh các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí xã hội cho doanh nghiệp. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp đòi hỏi bảo đảm về vốn và ngoại tệ. Do đó, cần tạo mọi cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn hợp lý, hiệu quả, trên cơ sở có dự án, phương án tốt và thái độ, việc làm thiện chí, hợp tác, gắn bó, trách nhiệm của ngân hàng, đơn vị cấp tín dụng, cơ quan chức năng. Doanh nghiệp có thể chủ động huy động vốn từ thị trường chứng khoán, liên doanh, liên kết. Một yếu tố nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp là ngoại tệ cần được bảo đảm để nhập khẩu thiết bị, linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu cho sản xuất.

 

Công nghiệp đang có cơ hội khôi phục tăng trưởng nhanh hơn. Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội cần thúc đẩy.

(Theo Báo Nhân dân điện tử)

  • Việt Nam đang nỗ lực cải cách tư pháp
  • Thách thức phát triển bền vững
  • Khởi công nhiều dự án giao thông lớn
  • Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT: Cần xác định rõ vấn đề trọng tâm
  • CPI bất ngờ tăng tốc
  • Dự thảo nghị định xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp vừa và nhỏ hết cửa?
  • Tiếp tục kích cầu vào mục tiêu trung và dài hạn
  • Điện hạt nhân chiếm 9% hệ thống điện vào 2030
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi