Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi công nhiều dự án giao thông lớn

Sông Hậu sẽ được cải tạo để đón tàu 2 vạn tấn. Ảnh: S.T
Trong 2 tháng cuối năm 2009, Bộ Giao thông - Vận tải sẽ đồng loạt khởi công 3 dự án hạ tầng giao thông có quy mô vốn rất lớn trong lĩnh vực đường bộ cao tốc, cảng biển và luồng hàng hải.
 
Ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, ngày 24/11, Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên sẽ được khởi công.

Với chiều dài 61,3 km, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h nối liền 3 tỉnh thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, đây là dự án đường cao tốc trục hướng tâm lớn nhất ở khu vực Trung du Bắc Bộ.

Tổng mức đầu tư của Dự án là 8.104,4 tỷ đồng trong đó vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản  là 6.093,1 tỷ đồng; vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là  2.011,3 tỷ đồng.

Dự án được chia thành 4 gói thầu xây lắp chính và các gói thầu cung cấp thiết bị duy tu bảo dưỡng, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh... Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác năm 2013.

Ngày 29/11, Bộ Giao thông - Vận tải và nhà đầu tư là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ khởi công nút giao Thân Cửu Nghĩa (Tiền Giang), một trong những hạng mục thuộc Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận theo hình thức BOT.

Tại Dự án này, tổ hợp nhà đầu tư BOT do BIDV đứng đầu sẽ bỏ ra khoảng 15.000 tỷ đồng để xây dựng đoạn đường cao tốc từ ngã ba Trung Lương tới cầu Mỹ Thuận (Vĩnh Long) dài 42 km đạt theo tiêu chuẩn cao tốc loại A. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành sau 4 năm thi công.

Sau rất nhiều thời gian chuẩn bị, ngày 19/12, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ khởi công Dự án luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu.

Đây là dự án nạo vét luồng hàng hải có quy mô lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu xây dựng luồng tàu biển có độ sâu cho tàu trọng tải 1 vạn DWT đầy tải và 2 vạn DWT chở non tải ra vào sông Hậu, vận chuyển hàng hóa phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long với khối lượng 22 triệu T/năm (hàng xuất nhập khẩu) và 500.000 TEU/năm cho giai đoạn 2010 ÷ 2020.

Theo kế hoạch, Dự án sẽ nạo vét, mở rộng, đào mới để tạo tuyến luồng dài tổng cộng 40 km gồm 4 đoạn: Sông Hậu dài 6 km (từ kênh Quan Chánh Bố - thượng lưu sông Hậu); kênh Quan Chánh Bố hiện hữu dài 19 km; kênh tắt dài 9 km đào mới thông ra biển; kênh biển dài 6 km đạt chuẩn tắc luồng -6,5 m, chiều rộng đáy từ 85 m – 150 m.

Tổng mức đầu tư của Dự án là 3.148,505 tỷ đồng (khoảng 198,019 triệu USD) được huy động từ nguồn ngân sách nhà nước. 

(Theo Anh Minh // Báo đầu tư)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi