Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi động tiến trình đổi mới quản lý giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có hướng dẫn các học viện, các trường đại học và cao đẳng (gọi chung là trường) tổ chức thảo luận theo chủ đề: “Vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu khoa học?”.

Nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu khoa học

Để khởi động tiến trình 3 năm (2010-2012) đổi mới quản lý giáo dục đại học theo Chỉ thị số 296/CT-TTg ban hành ngày 27/2/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Bộ GDĐT yêu cầu các trường tổ chức thảo luận theo chủ đề trên với  mục đích thống nhất nhận thức tại mỗi trường và toàn ngành Giáo dục về vấn đề phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

Đồng thời, ngành Giáo dục kiên quyết chấm dứt tình trạng thả nổi chất lượng đào tạo ở cơ sở và tình trạng các cơ quan quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa kiểm soát được chất lượng đào tạo đại học.

Qua đợt thảo luận này,mỗi trường sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch 3 năm đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo; xây dựng Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015 hướng tới 2020.

4 nội dung chính cần thảo luận

Bộ GDĐT yêu cầu các trường tập trung làm rõ 4 nội dung gồm:

Thứ nhất, phải nâng cao và đảm bảo chất lượng đào tạo vì đào tạo không đạt chất lượng, không đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của các ngành kinh tế, quản lý nhà nước… là lãng phí nguồn lực của xã hội và của chính người học, với các biểu hiện cụ thể sau đây: Đào tạo không đạt chất lượng là lãng phí, kém hiệu quả đối với đơn vị sử dụng lao động; lãng phí, kém hiệu quả đối với người học (năng lực làm việc kém, hiệu quả thấp, không học lại được); đào tạo không đạt chất lượng là lãng phí, kém hiệu quả đối với nhà trường, vì đào tạo chất lượng kém sẽ  mất dần sinh viên, mất tín nhiệm, mất dần thương hiệu....

Thứ hai, về thực trạng các yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo, thảo luận làm rõ các nội dung như:Đã ban hành chuẩn đầu ra chưa, chất lượng thế nào; Chương trình đào tạo có phù hợp với chuẩn đầu ra chưa, có cập nhật không, đã được sự góp ý của người sử dụng lao động chưa, có tham khảo chương trình của các nước tiên tiến không?...

Thứ ba, để nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả nghiên cứu khoa học, đồng bộ với các đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Bộ GDĐT và UBND tỉnh, thành phố theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ tại nhà trường, lãnh đạo trường, khoa, bộ môn, các giảng viên, sinh viên cần làm gì? Việc gì cần làm dứt điểm trong năm 2010, 2011 và 2012?

Thứ 4, trường kiến nghị với Bộ GDĐT, UBND tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành khác cần làm gì ngoài các nội dung đã nêu trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ GDĐT để việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo có tính khả thi, bền vững.

Các cuộc thảo luận sẽ được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 5/2010. Trên cơ sở kết quả tổ chức thảo luận ở các trường, Bộ GDĐTsẽ tổng hợp và tổ chức Hội nghị về đổi mới quản lý giáo dục đại học theo 3 vùng: Bắc, Trung, Nam vào trung tuần tháng 5/2010.

(Theo Ngọc Hà // Tin Chính phủ)

  • Liên kết các hiệp hội DN qua cơ chế hội đồng
  • Giảm chuyển tải hàng hóa trên vùng biển Hòn Gai, Quảng Ninh
  • Các Bộ “kêu” thiếu vốn!
  • Các trường mới: Ba năm đầu không được quá 3.000 sinh viên
  • Hành trình lai dắt thành công đốt hầm 27.000 tấn
  • Cách tính tiền điện trong tháng thay đổi giá điện
  • Thách thức còn ở phía trước
  • Hậu cần cho dịch vụ công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi