Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỗi tuần không quá 6 ngày tổ chức dạy học 2 buổi

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học chỉ được tổ chức dạy học 2 buổi/ngày vào các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7), không gây “quá tải” đối với học sinh, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học  - Ảnh minh họa

Đặc biệt Bộ lưu ý việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở trường trung học chỉ được thực hiện ở những nơi học sinh có nhu cầu, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia học tập, cũng như được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền quản lý trực tiếp của ngành giáo dục và địa phương.

Việc dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp trung học cơ sở là không quá 4 tiết vào buổi sáng, buổi chiều không quá 3 tiết. Đối với cấp trung học phổ thông, buổi sáng dạy không quá 5 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết. Ở cả 2 cấp học này, mỗi tuần đều học không quá 6 ngày.

Ưu tiên bố trí các tiết học theo lớp vào buổi sáng, các tiết dạy học tự chọn, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và các hoạt động giáo dục theo các nhóm đối tượng học sinh vào buổi chiều.

Phát huy khả năng của học sinh theo các nội dung tự chọn

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu nội dung dạy học 2 buổi/ngày phải bám sát nội dung chương trình quy định; đồng thời, thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh; dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của học sinh theo các nội dung tự chọn.

Ngoài ra, thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục hướng nghiệp; giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục nghề phổ thông; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao...

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm không đúng quy định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

(Theo Thu Nga // Tin Chính phủ)

  • Danh mục máy móc giảm tổn thất sau thu hoạch được hỗ trợ lãi suất
  • Nâng dung lượng trạm biến áp 500 kV lớn nhất nước
  • 'Nghẽn mạng' đào tạo tín chỉ
  • Định vị lại ngành lúa gạo
  • Kiềm chế giá hàng thiết yếu tại các địa phương bị bão lũ
  • Thiếu trầm trọng xe cứu thương
  • Ứng phó nguy cơ khan hiếm nước
  • Xây dựng xã hội học tập- chiến lược của giáo dục Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi