Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tận dụng kinh nghiệm nước ngoài xây điện hạt nhân

 
Mô hình một nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản được giới thiệu tại Việt Nam. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, Việt Nam phát triển điện hạt nhân sau nhiều nước, nhưng ưu thế lớn nhất là được tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm của các nước đi trước nên sẽ tận dụng tối đa kinh nghiệm của nước ngoài để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình.

Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 50 tỷ kWh điện. Vì vậy, để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng cao và bảo vệ môi trường, tìm kiếm phát triển nguồn năng lượng sạch như năng lượng hạt nhân là giải pháp tháo gỡ vấn đề này.

Dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ được đưa ra trình bày tại phiên họp thứ 6, Quốc hội khóa 12 để phê duyệt.

Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với 2 nhà máy, 4 tổ máy công suất 1.000 MW/tổ, dự kiến sẽ đưa vào vận hành bắt đầu từ năm 2020 và 2021.

Hai địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã được chọn là ở Vĩnh Hải và Phước Dinh (Ninh Thuận), sẽ khởi công xây dựng vào năm 2014.

Dự kiến tỷ trọng điện hạt nhân trong hệ thống điện sẽ đạt khoảng 7-9% vào năm 2030 và tăng dần trong nửa đầu thế kỷ 21. Đến năm 2050, điện hạt nhân sẽ đóng góp tỷ lệ điện khoảng 15-20% vào lưới điện.

Hiện Việt Nam đã lựa chọn được 10 địa điểm có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Ngoài hai địa điểm đang chuẩn bị xây dựng, còn 8 địa điểm khác nằm dọc miền duyên hải từ Bắc Trung Bộ vào miền Nam là Kỳ Xuân (Hà Tĩnh), Vĩnh Linh (Quảng Trị), Đức Thắng, Đức Chánh (Quảng Ngãi), Hoài Mỹ (Bình Định), Xuân Phương (Phú Yên), Bình Tiên (Ninh Thuận), Hòn Đất (Kiên Giang).

Mặc dù chưa lựa chọn đơn vị cung cấp công nghệ, nhưng yếu tố để lựa chọn sẽ là lò phản ứng nước nhẹ BWR hoặc PWR thế hệ 2+ trở lên, có công suất khoảng 1.000MW với tuổi thọ khoảng 60 năm và là công nghệ đã được chứng minh trải nghiệm.

Nguồn vốn cho nhà máy điện hạt nhân đã được xác định tỷ lệ nhà đầu tư 25% và 75% là vốn vay nước ngoài./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Nhiệm vụ bất khả thi?
  • Kích cầu và những dấu hỏi lơ lửng
  • Phục hồi đi kèm nguy cơ tái lạm phát
  • Hai mặt của biện pháp tự vệ
  • Khởi động tái cơ cấu nền kinh tế
  • Ngành ngoại giao sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số
  • Lũ quét-Thảm họa có thể ngăn ngừa
  • Quy định mới về giấy tờ nhà đất - Sẽ tạo nhiều thuận lợi cho dân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi