Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thể thao Việt Nam vững bước đi lên

Kỷ niệm 64 năm ngày Thể thao Việt Nam (27/2/1946 - 27/3/2010):Thể thao Việt Nam vững bước đi lên

Hơn 1/5 dân số cả nước tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, hơn 14% gia đình được công nhận là gia đình thể thao, hơn 35.000 CLB thể thao được thành lập... những con số ý nghĩa đó phần nào nói lên sự lớn mạnh của nền thể thao Việt Nam trong 64 năm qua.

Thể thao Việt Nam gặt hái được nhiều thành công trong 64 năm qua - Ảnh Chinhphu.vn

64 năm trước, ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38 thiết lập Nha Thanh niên và Thể dục trong Bộ Quốc gia giáo dục. Nha gồm có Phòng Thanh niên Trung ương và Phòng Thể dục Trung ương. Cũng vào ngày 27/3 lịch sử đó, trên các báo Cứu Quốc, Việt Nam khoẻ và nhiều tờ báo khác đăng “Hồ Chủ tịch hô hào đồng bào tập thể dục: Sức khoẻ và thể dục”. Nền thể dục thể thao (TDTT) Cách mạng đã ra đời như thế và đi lên cùng đất nước .

Dân cường, Nước thịnh

Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ viết năm 1946 đã khẳng định - Dân cường, Nước thịnh! Đó cũng chính là kim chỉ nam, là mục tiêu phấn đấu xuyên suốt chặng đường dài hơn nửa thế kỷ đã qua của TDTT Việt Nam.

Từ phong trào "Khoẻ vì nước" sôi nổi vào những năm đầu khi nền TDTT Cách mạng còn non trẻ, tới "Vai trăm cân, chân ngàn dặm", "Chạy, Nhảy, Bơi, Bắn, Võ"... của giai đoạn hào hùng đấu tranh thống nhất đất nước và hôm nay là cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" được triển khai rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

TDTT quần chúng chính là mảng công tác được coi trọng nhất và cũng thể hiện sự quan tâm, tính ưu việt của nền TDTT Cách mạng Việt Nam.

23,2% dân số tập luyện TDTT thường xuyên trên toàn quốc; 14,18% số gia đình được công nhận là gia đình thể thao; 35.462 CLB thể thao được thành lập; 28.384 trường đảm bảo giáo dục thể chất; 550 cuộc tuyên truyền, 3.000 cuốn tài liệu, hàng nghìn tranh quảng cáo được in ấn, cổ động cho phong trào TDTT quần chúng; phong trào thể thao trong giới học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, công nhân viên chức, người khuyết tật, thể thao dân tộc... tiếp tục được đẩy mạnh. Những con số tổng kết của năm 2009 đã cho thấy sức lớn mạnh của phong trào này.

Bên cạnh đó, công tác xã hội hoá cũng được đẩy mạnh, thu hút thêm các nguồn lực khác của xã hội từ kinh phí đến cơ sở vật chất, Thể thao đã từng bước gắn kết với văn hoá, du lịch tổ chức các hoạt động gắn liền với đời sống xã hội, nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, từng đơn vị.

Vị thế mới trên trường quốc tế

Với nền tảng phong trào phát triển sâu rộng và vững mạnh, thể thao thành tích cao cũng có những bước tiến vượt bậc trong hơn 2 thập niên qua khi Thể thao Việt Nam hội nhập với đấu trường quốc tế.

Bắt đầu với cú "thăm dò" tại SEA Games 15 tại Kuala Lumpur, Malaysia 1989, đến nay Thể thao Việt Nam đã có mặt trong tốp đầu thể thao Đông Nam á mà ngôi đầu tại SEA Games 22 năm 2003 và gần nhất là ngôi á quân SEA Games 25 Vientiane, Lào là sự khẳng định vững chắc.

Từ sân chơi khu vực, trình độ các VĐV đỉnh cao Việt Nam đã dần tiệm cận với mặt bằng châu lục và  thế giới thông qua những tấm huy chương Olympic, ASIAD, AI Games... gắn với những cái tên như Trần Hiếu Ngân, Hoàng Anh Tuấn, Vũ Thị Hương, Nguyễn Hữu Việt, Lê Quang Liêm...

Không chỉ tham dự, Việt Nam đang trở thành điểm tựa quan trọng cho sự phát triển chung của ngôi nhà thể thao thông qua những lần tổ chức các kỳ Đại hội thể thao quốc tế. Năm 2003 là kỳ SEA Games đầu tiên mà Việt Nam là tư cách chủ nhà và năm 2009 vừa qua là  Đại hội thể thao trong nhà châu Á - AI Games, cùng nhiều đại hội, giải đấu lớn khác. Những thành công cả về chuyên môn lẫn công tác tổ chức đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế về đất nước, con người Việt Nam hoà bình, thân thiện và phát triển.

Cùng thách thức mới 

Những bước tiến của nền TDTT Việt Nam là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, trước những bước đi lên không ngừng của đất nước, những thách thức mới đã được đặt ra cũng trở nên hiện hữu, đòi hỏi cần sự nỗ lực cao hơn.

Đặc biệt, năm 2010 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm 2006-2010, cũng là năm chuẩn bị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về công tác TDTT và Chỉ thị số 17/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển TDTT đến năm 2010, Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành TDTT đến năm 2010. '

Những mục tiêu cụ thể đã được đặt ra với ngành TDTT, đó là tiếp tục nâng cao chất lượng của phong trào TDTT quần chúng mà nòng cốt là Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"; Là tổ chức thành công Đại hội TDTT các cấp hướng tới thành công của Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI năm 2010 chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước; Là giành thành tích tốt tại Đại hội thể thao châu Á - ASIAD 16 (tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 11 tới), Đại hội thể thao bãi biển châu Á lần thứ 2 (Muscat, Oman - tháng 12), Olympic trẻ thế giới lần thứ nhất (Singapore - tháng 8).

Quan trọng hơn, đó chính là chiến lược phát triển của chính ngành TDTT trong giai đoạn phát triển mới của đất nước để có thể vững bước đi lên trên đôi chân của chính mình.

(Theo Hoàng Hà // Tin Chính phủ)

 

  • Nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở VN
  • Việt Nam chỉ còn dưới 150 con voi trong tự nhiên
  • Bộ xây dựng đề xuất: Đảo Phú Quốc là khu kinh tế - hành chính đặc biệt
  • 10% dân số dùng thực phẩm từ nước thải độc hại
  • Hãy bắt đầu từ việc nộp báo cáo giám sát đầy đủ
  • Cuộc Bình chọn BCTN 2010: Hướng đến sự minh bạch thông tin
  • Kiểm toán các gói kích cầu
  • Đã tìm ra nguyên nhân gây nứt mặt cầu Thăng Long
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi