Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam chỉ còn dưới 150 con voi trong tự nhiên

Một vụ buôn bán ngà voi đã bị bắt giữ tại Việt Nam. (Ảnh: TRAFFIC cung cấp)
Chiều 23/2, TRAFFIC, mạng lưới kiểm soát buôn bán các loài động, thực vật hoang dã tại Việt Nam cho biết, quần thể voi của Việt Nam đã suy giảm tới con số thấp nhất trong lịch sử. Cả nước hiện chỉ còn khoảng dưới 150 cá thể còn lại trong tự nhiên.

Đây chính là hồi chuông cảnh báo, giúp các nhà chức năng có những chính sách nghiêm ngặt hơn trong việc bảo tồn “ông Tượng.”

Mạng lưới này cũng đánh giá, tình trạng buôn bán ngà voi vẫn là vấn đề ở Việt Nam, mặc dù đã có lệnh cấm buôn bán ngà voi từ năm 1992.

Gần đây nhất, ngày 19/3, các cơ quan chức năng đã tịch thu gần 150 kg ngà voi (30 chiếc) được vận chuyển trái phép vào tỉnh Quảng Ninh trước khi đưa sang Trung Quốc để tiêu thụ.

Theo TRAFFIC, vụ bắt giữ  này làm nổi bật tình trạng buôn bán trái phép ngà voi vẫn đang tiếp diễn gây nhức nhối ở toàn khu vực Đông Nam Á. Những kẻ buôn lậu động thực vật hoang dã câu kết với các tổ chức tội phạm có xu hướng buôn lậu ngà voi từ Châu Phi vào Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á để phục vụ tiêu dùng nội địa hoặc để tái xuất sang các quốc gia khác.

Hiện, có trên 130 nước đang tham gia vào các cuộc thảo luận về ngà voi tại hội nghị về Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) hiện đang diễn ra tuần này tại Doha, Qatar.

Tại đây, các Chính phủ đã không chấp thuận cho hai nước Zambia và Tanzania bán ngà voi cũng như chuyển quần thể voi của hai nước này từ phụ lục có nguy cơ cao hơn xuống phụ lục nguy cơ thấp hơn. Một đề xuất của Kenia nhằm ngăn cản việc mua bán hợp pháp nhà voi trong vòng 20 năm đã được rút lại.

Được biết, những nỗ lực nhằm chống lại hoạt động buôn lậu động thực vật hoang dã của các cán bộ thực thi pháp luật của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Mới đây, các cán bộ Hải quan  tại cảng Hải Phòng đã nhận được Giấy khen của Tổng thư ký Công ước CITES./.

Trung Hiền (Vietnam+)

  • Bộ xây dựng đề xuất: Đảo Phú Quốc là khu kinh tế - hành chính đặc biệt
  • 10% dân số dùng thực phẩm từ nước thải độc hại
  • Hãy bắt đầu từ việc nộp báo cáo giám sát đầy đủ
  • Cuộc Bình chọn BCTN 2010: Hướng đến sự minh bạch thông tin
  • Kiểm toán các gói kích cầu
  • Đã tìm ra nguyên nhân gây nứt mặt cầu Thăng Long
  • Hơn 1 nghìn tỷ đồng xây dựng Cầu Bến Thủy II
  • Không thu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ, than cốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi