Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Beeline phải giải trình về gói cước tỉ phú

Ông Lê Nam Thắng. Ảnh: Vietbao.

Cục Viễn thông Bộ Thông tin Truyền thông vừa có văn bản báo cáo bộ và yêu cầu Công ty cổ phần viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel Mobile), chủ sở hữu mạng Beeline, giải trình về gói cước tỉ phú cho phép gọi nội mạng có giá trị một tỉ đồng.Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã trao đổi với ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, về vấn đề này.

TBKTSG Online: Cục Viễn thông đã có yêu cầu Gtel Mobile giải trình về gói cước một tỉ đồng. Vậy, quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc này ra sao?

Ông Lê Nam Thắng: Trước hết, phải hiểu rõ rằng đây không phải là hoạt động khuyến mãi thông thường mà đây là một gói cước mà Beeline đưa ra. Đã là gói cước thì phải tuân thủ các quy định quản lý giá cước viễn thông theo Luật Viễn Thông. Đồng thời cũng phải tuân thủ Luật Cạnh tranh, quy định quản lý giá cước và pháp lệnh về giá. Doanh nghiệp không được bán phá giá thị trường, tức là bán dưới mức trung bình của thị trường hoặc quá mức của thị trường.

Cục Viễn thông sẽ căn cứ quy định đó để xác định giá trung bình của dịch vụ thông tin di động trên thị trường. Ví dụ, giá dịch vụ thông tin di động trung bình là 1.000 đồng mà doanh nghiệp chỉ bán với giá 500 hoặc với giá rẻ hơn nữa, hoặc theo hình thức cho không thì doanh nghiệp đã phá giá, làm bóp méo thị trường.

Trong trường hợp đó, cơ quan quản lý có quyền yêu cầu doanh nghiệp phải giải trình, báo cáo, điều chỉnh cho phù hợp.

Quy trình để một doanh nghiệp đưa ra gói cước mới là gì?

Đối với doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế như Viettel, VinaPhone hay MobiFone, khi muốn đưa ra một gói cước mới, họ phải đăng ký giá cước với bộ. Đối với doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế như Beeline thì họ có quyền ban hành giá cước dựa trên những tính toán kinh doanh của họ.

Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý phát hiện những dấu hiệu vi phạm luật thì các cơ quan quản lý sẽ vào cuộc và xác định xem họ vi phạm luật ở điểm nào và nếu vi phạm sẽ buộc phải dừng gói cước và xử phạt theo quy định.

Vậy, theo ông liệu gói cước của Beeline có làm méo mó thị trường hay không?

Theo tôi, cần phải xem xét những điều kiện kèm theo của gói cước này mới có thể kết luận, tức là phải xác định giá trung bình của gói cước này liệu có thấp hơn thị trường hay không? Và nếu thấp thì thấp ở mức độ nào.

Do đó, phải căn cứ vào giải trình của nhà mạng và những quy định cụ thể mới có thể kết luận đúng sai.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Đề xuất chấp nhận chữ ký số nước ngoài
  • Kỳ vọng vào những cơ hội mới
  • Công nghệ N.F.C – động lực mới cho ví di động
  • Sony tung ra phần mềm mới xem video trực tuyến
  • Sony tung ra phần mềm mới xem video trực tuyến
  • Apple đã sẵn sàng “phát nổ” iPhone 5 vào 4/10
  • Các CIO ứng dụng điện toán đám mây để kiểm soát chi phí và dễ dàng truy cập dữ liệu
  • Lý do khiến Facebook muốn trì hoãn IPO
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị