Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các công ty Web 2.0: Đổi mới để trụ được trên cao

Một công ty có thể đắm mình trong vinh quang, để rồi nhận ra mình đang đương đầu với những thách thức không thể vượt qua và đối mặt với nguy cơ bị rơi vào quên lãng. Quá trình này có thể mất nhiều năm, nhưng đó là số phận của những công ty từng bay bổng như Digital Equipment Corp. và Sun Microsystems Inc. Còn những công ty Web 2.0 thì sao?

Những công ty nào đang dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ cao cần quay đầu nhìn lại lịch sử ngành công nghiệp này để biết rằng vị trí rất cao của họ không phải lúc nào cũng an toàn.

Những mối đe dọa từ đối thủ mới

Vị trí đặt quảng cáo

Thị trường Internet và Web 2.0 là một ví dụ điển hình. Một số công ty từng dẫn đầu như MySpace Inc. và Yahoo Inc. đã nhanh chóng mất thị phần về tay những đối thủ mới. Và giờ đây, những công ty khác, như Twitter Inc. và Facebook Inc., đang nỗ lực tránh đi theo vết xe đổ này.

Ngay cả những công ty rất thành công, như Google Inc., cũng thừa nhận rằng họ đang vật lộn với việc duy trì vị trí dẫn đầu trong những thị trường mà họ tham gia.

Ông Dan Olds, nhà phân tích chính tại công ty Gabriel Consulting Group Inc., nhận định: “Google, Facebook và Twitter là những công ty mà bất kỳ đối thủ nào cũng muốn đánh bại. Mọi người đều đang nhằm vào ba mục tiêu này.

Bất kỳ công ty Web 2.0 nào cũng muốn trở thành một Twitter, Facebook, hoặc mơ mộng cao hơn nữa, là một Google. Đây là những dịch vụ phổ biến mà công ty nào cũng muốn đạt được.”

Theo kịp những thay đổi về công nghệ

Việc chống đỡ những cuộc tấn công của đối thủ không chỉ đơn thuần là tiếp tục hình dung ra những gì người sử dụng cần và cung cấp cho họ. Đó còn là tìm cách để tiếp tục trụ lại được trên đỉnh cao của sự thành công. Theo ông Olds, điều này có nghĩa là cần tiếp tục tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chủ chốt và tránh bị sao nhãng. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, một điều hiển nhiên và quan trọng là phải theo kịp những thay đổi về công nghệ.

Ông Mike Schroepher, Phó chủ tịch kỹ thuật tại Facebook, cho rằng không có nghi ngờ gì về việc công nghệ đã giúp công ty qua mặt đối thủ MySpace, công ty tiên phong trong lĩnh vực kết nối xã hội. Theo ông, điểm khác biệt chính giữa hai công ty là Facebook xem mình là một công ty công nghệ, trong khi MySpace xem mình như là một công ty truyền thông nhiều hơn.

Chẳng hạn như khi Facebook muốn phát triển dịch vụ sang những nước không nói tiếng Anh, công ty này đã tạo ra một công cụ cho phép người sử dụng dịch những trang tiếng Anh sang ngôn ngữ khác. Cho đến nay, người sử dụng Facebook có thể dịch trang web sang 35 ngôn ngữ khác. Ông Andrew Lipsman, một nhà phân tích tại công ty comScore, nhận định rằng tính năng này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Facebook và giúp nó qua mặt MySpace.

Bất chấp những cách thức sáng tạo mà Facebook và Twitter nghĩ ra để thu hút người sử dụng, họ vẫn đang đối mặt với những thách thức mà Google đang nỗ lực vượt qua. Chẳng hạn như Google đang sử dụng doanh thu có được từ công cụ tìm kiếm phổ biến để tài trợ việc phát triển sản phẩm mới, như Google Maps, Google News và Google Health, trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn thu.

Twitter là một trường hợp đáng chú ý. Dù số lượng người sử dụng dịch vụ blog ngắn gọn này tăng vọt trong thời gian qua, đây vẫn chỉ là một trang blog chuyên dụng. Twitter thậm chí còn đang đối mặt với sự cạnh tranh từ Facebook. Mạng xã hội này vào tháng Ba vừa qua đã bổ sung một công cụ cho phép người sử dụng gửi những thông điệp ngắn cho một số lượng bạn bè không giới hạn. Sự thành công của Twitter cũng thu hút sự cạnh tranh từ những công ty mới thành lập đang hy vọng thay thế họ. John Byrne, một nhà phân tích tại công ty Technology Business Research Inc., nói rằng dù Twitter hiện đang đứng đầu trong lĩnh vực blog ngắn gọn, vị trí của họ là không chắc chắn.  

Đáp lại, Biz Stone, người đồng sáng lập Twitter, cho biết công ty ông đã có kinh nghiệm trong việc đối đầu với những đối thủ mới khó chịu này. Ông nói thêm rằng danh sách mới nhất về những bản sao của Twitter của ông có khoảng 250 trang web. Theo ông, chìa khóa đối với Twitter vào thời điểm hiện nay là tìm cách tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh tiềm năng, nhưng không để điều này ảnh hưởng đến tiến trình ra quyết định của mình.

Thay đổi để sinh tồn

Về phần Facebook, ông Olds ghi nhận rằng công ty này cần phải tiếp tục cập nhật và cải thiện các sự trải nghiệm của người sử dụng bằng cách bổ sung thêm tính năng và chức năng mới trong lúc giữ giao diện càng đơn giản càng tốt. Nếu làm được điều này, Facebook có nhiều khả năng duy trì được vị trí dẫn đầu của mình, vì người sử dụng nói chung khá miễn cưỡng trong việc chuyển đổi mạng xã hội. Ông Olds nói: “Facebook cần phải tập trung nhiều vào việc phục vụ đối tượng sử dụng của mình. Họ cần phải hiểu rõ người sử dụng muốn gì từ Facebook, trong lúc tìm kiếm những dịch vụ khác có thể phù hợp với trang web hoặc thậm chí là hợp tác với một dịch vụ mới như Twitter.”    

Ông Michael T. Jones, một chuyên gia công nghệ tại Google, cũng nhất trí rằng sự đổi mới là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công lâu dài. Ông nói: “Vấn đề thật sự là liên tục thay đổi bản thân để đương đầu với những thách thức. Điều này còn hơn cả một cuộc đua. Nó là một cuộc thi năm môn phối hợp. Chúng tôi từng giỏi chạy đua, giờ chúng tôi cần giỏi cả bơi.”

The ông Jones, Google đang cho phép mỗi một nhân viên, từ người mới nhất cho đến kỹ sư cấp cao, giúp công ty tìm ra những dịch vụ hấp dẫn mới. Những người này được phép dùng 20% thời gian làm việc để làm bất kỳ những gì họ muốn, từ kế hoạch kinh doanh mới cho đến một tính năng Google mới. Ông Jones nói: “Chúng tôi đang tạo ra những sản phẩm mà mọi người muốn, không phải những sản phẩm nằm trong kế hoạch kéo dài năm năm của mình. Liệu những giám đốc điều hành cao tuổi nhất có nghĩ ra được một dịch vụ như Twitter hay không ?”

Những bài học nói trên không chỉ dành riêng cho Google, Facebook hoặc Twitter. Sau khi nỗ lực lên được đỉnh cao, hầu hết các công ty cần quan tâm đến thực tế rằng không ai có lợi thế chiến lược lâu dài. Ngoài ra, việc luôn tập trung vào những gì cần làm để giữ cho khách hàng luôn được vui vẻ hài lòng, trong lúc mường tượng được họ sẽ cần gì sau này, là cả một nghệ thuật. Ông Jones đúc kết: “Nếu bạn muốn sống được mãi, bạn cần phải khác biệt sau 50 năm nữa, vì khách hàng khi đó sẽ không giống như hiện nay.”

(Theo Computerworld // Minh Huy // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Phải có văn bằng, chứng chỉ hợp pháp
  • “Đoàn tàu” công nghệ 3D đã lăn bánh
  • Google chuẩn bị “xuất xưởng” hệ điều hành máy tính
  • Netbook 2.0 với chú ngựa ô Google
  • Giải trí với Wi-Fi trên máy bay
  • Việt Nam - Thị trường tiềm năng của thanh toán trực tuyến
  • Khởi động dịch vụ truyền hình số vệ tinh thế hệ thứ hai
  • Tải phim chỉ trong vòng 3 phút với băng thông rộng siêu nhanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị