Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghệ đột phá cách mạng hóa dung lượng phần mềm USB

 Thị trường công nghệ thông tin đang lan truyền về những kế hoạch của Microsoft dự định tung ra hệ điều hành Win 7 trên USB, mang lại cho khách hàng nhiều tiện lợi hơn khi nâng cấp hệ điều hành và để tránh sao chép.

Điều thú vị đó là I-Flapp, một công ty Singapore đã có một tầm nhìn tương tự từ cách đây nhiều năm và đã thành công trong việc phát triển tốt hơn nữa xu hướng này của Microsoft - bằng việc cho phép người dùng di chuyển trực tiếp những chương trình ứng dụng dựa trên MSI sang bất kì một thiết bị lưu trữ di động nào, ví dụ như USB.

I-Flapp đã đi tiên phong trong việc phát triển sản phẩm i-Mtop của họ, cho phép người sử dụng cài đặt và di chuyển không chỉ nhiều chương trình ứng dụng trên MSI mà còn cả môi trường desktop và email đến bất cứ nơi đâu. Công nghệ này khiến những phần mềm và dữ liệu được chứa trong thẻ lưu trữ khó bị lấy cắp hơn.

Sunder Mani, người sáng lập công ty rất vui mừng khi biết công ty của ông đã tạo ra khuynh hướng mới và cách mạng hóa tính khả chuyển các chương trình ứng dụng trên máy tính (Application Portability). Ông Sunder tin tưởng rằng đội ngũ R&D của mình ở Bagalore đã tạo ra một phần mềm có thể trở thành đứng đầu thị trường, giúp người dùng mang theo được những chương trình ứng dụng MSI như Photoshop CS2, Adobe Reader 7, Microsoft office 2003 & XP, Microsoft Project và ngay cả Apple’s iTunes trên những thiết bị như USB, thẻ nhớ SD , HDDs...

Ông nói thêm rằng “I-Mtop là câu trả lời hoàn hảo cho nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về tính khả chuyển của các chương trình ứng dụng, cho phép người dùng di chuyển những chương trình ứng dụng, các chương trình kiểm tra email, âm nhạc, Internet favourites sang những máy vi tính khác”.

Phần mềm I-Flapp được xem là đánh dấu sự khởi đầu cho một cuộc cách mạng mới trong thị trường máy vi tính cá nhân và đang nhắm đến thị trường người tiêu dùng với doanh thu 3 tỉ USD trên toàn cầu. Công ty đã liên kết với các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) và các nhà phân phối xâm nhập những thị trường chủ yếu như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc và sẽ tung ra chương trình bán hàng qua mạng để khách hàng có thể tải những ứng dụng về ngay.

Gần đây công ty được cấp một khoản tài trợ trị giá nửa triệu USD từ Cơ Quan Phát Triển Doanh Nghiệp của Chính Phủ Singapore (SPRING) cho Chứng Nhận về Giá Trị (POV), đã đánh một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty.

 

(Theo Thái Duy // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Gập ghềnh “xa lộ” mạng giáo dục
  • Việt Nam xếp top 10 quốc gia hấp dẫn nhất về CNTT
  • Triển lãm công nghệ thông tin và điện tử Việt Nam lần thứ 14: Sáng và tối
  • Mặt sau những con số thống kê
  • Web 2.0 – Đi tìm “bảy phần chìm” của tảng băng trôi
  • Các mục tiêu mới của hình thức tấn công DDoS
  • “Bão” đã tan trên thị trường công nghệ?
  • Phần mềm eOffice đoạt giải nhất bình chọn "Giải pháp CNTT-TT hay nhất 2009"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị