Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghệ - “kẻ huỷ diệt” hay cơ hội của báo chí?

“Khi làn sóng công nghệ thứ 5 bắt đầu nổi lên, nếu báo chí không chịu “bơi” họ sẽ chết chìm”, các chuyên gia của Morgan Stanley kết luận.

Còn nhớ, hồi tháng 12 năm ngoái, các chuyên gia phân tích của hãng tài chính Morgan Stanley đã đưa ra một bản báo cáo trong đó kết luận rằng: Sự chuyển đổi một cách có hệ thống của thế giới công nghệ - thể hiện rõ nét nhất kể từ khi mẫu di động iPhone của Apple ra đời năm 2007 - đã khiến thế giới trở nên “giàu có” hơn hẳn kỷ nguyên của máy tính để bàn. Morgan Staley gọi đó là “làn sóng thứ 5 của công nghệ” – nơi những thiết bị điện toán cá nhân di động như iPhone, iPad, smartphone, 3G, điện toán đám mây, thiết bị định vị toàn cầu (GPS)… sẽ thống trị thế giới.

Có điều, “làn sóng thứ 5 của công nghệ” này cũng là kẻ hủy diệt đối với những công ty đã từng là kẻ tiên phong của cuộc cách mạng trước đó mà báo chí – truyền thông là một trong những đối tượng nhạy cảm nhất của sự chuyển đổi này.

Tuy nhiên, dù đã phần nào thất bại trong làn sóng thứ 4 nhưng báo chí thế giới vẫn đang gặp may trong lần chuyển hướng lần này. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Forester, đối với những người có khả năng truy cập Internet không giới hạn trên di động, công việc phổ biến nhất của họ là đọc tin tức trên mạng (chiếm 40% thời gian online), đứng thứ 2 là tìm kiếm thông tin (chiếm 39%) và thứ 3 mới là thời gian dành cho các mạng xã hội như Facebook (chiếm 34%).

Theo một số các công trình nghiên cứu khác, tính trung bình một người Mỹ chi khoảng 185 USD mỗi tháng cho các hóa đơn điện thoại di động, Internet hay truyền hình trả tiền. Nhưng trong đó, phần dành cho điện thoại di động vẫn chiếm đa số. Trong bối cảnh này, điều cần thiết nhất đối với giới làm báo là họ phải hiểu được rằng: Nhu cầu về “tiêu thụ” tin tức sẽ chỉ tăng cùng với sự phát triển của các loại thiết bị di động thông qua các nền tảng như iOS hay Android và các mạng xã hội như Facebook. Đây cũng chính là con đường “an toàn” nhất bởi ngay cả khi thế giới ở trong giai đoạn suy thoái trầm trọng nhất, mọi người vẫn cố gắng duy trì một khoản chi tương đối cho kết nối di động.

Nhưng thách thức của làn sóng thứ 5 đối với lĩnh vực báo chí là họ cần phải làm gì để đưa xu thế và những giá trị này trở thành một chiến lược hoạt động của mình.

Không ai có thể phủ nhận việc báo chí – xuất bản đã mang đến cho thế giới một lượng thông tin khổng lồ và có giá trị nhưng trong một giai đoạn ngắn nào đó, kể cả những ông lớn của làng báo chí như Bloomberg, Financial Times, Wall Street Journal, Economist… đều đã thất thế. Độc giả của họ đang hài lòng với một lượng thông tin mà họ cần nhưng họ không thể “kiếm” được ở đâu khác với một mức chi phí tương đương. Con đường để tiếp tục đi tới là cung cấp nội dung qua những dịch vụ di động độc đáo, và kêu gọi độc giả bằng những thông tin hấp dẫn hơn nữa.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Cái mà báo chí cần là làm thế nào để triển khai được các nền tảng quảng cáo tương tác trên di động. Hãy tưởng tượng, khi bạn đang đọc một tờ báo trên di động, bạn thấy trên đó có mẫu quảng cáo về một sản phẩm và muốn mua nó. Bạn ra lệnh và chiếc di động sẽ đọc mã vạch của sản phẩm, tự động tìm kiếm nơi bán gần nhất, số lượng hàng mà họ còn hay thậm chí là đưa ra những đề nghị tương tự trong trường hợp không thể tìm được yêu cầu đầu tiên.

Công nghệ để phục vụ cho tất cả những việc này đều đã có nhưng báo chí có thể làm được không? Câu trả lời là có nhưng vấn đề là báo chí phải từ bỏ mô hình “tự cung tự cấp” như họ vẫn làm bấy lâu nay. Đã đến lúc, báo chí và truyền thông phải được trả về đúng vị trí của họ: Sáng tạo ra những nội dung tốt nhất và dành phần việc truyền bá nội dung ấy cho công nghệ.

Dẫu vậy, với chỉ có một số ít công ty báo chí – truyền thông nhận ra được tương lai này, các “nhà phân phối nội dung” cho rằng một lần nữa, báo chí lại tụt hậu và có thể sẽ bị “chết chìm” trong thế giới công nghệ.

(Theo ICTNews)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Xu hướng “di động hóa” báo điện tử
  • Opera tung ra trình duyệt 10.6 với tốc độ cao
  • Ứng dụng điện toán đám mây để tiết giảm chi phí
  • Rộ nghi án hacker Việt “chôm” tài khoản iTunes
  • Tên miền đắt nhất thế giới lại được rao bán
  • Các 'đại gia' di động đồng loạt xin giảm cước
  • Mạng xã hội, công cụ quyết định tiêu dùng mới
  • Ứng dụng CNTT ở Chi cục Thuế quận 1: Cách nuôi dưỡng nguồn thu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị