Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Để VN có một ngành kinh tế CNTT mạnh'

 Phát triển CNTT tại Việt Nam và xây dựng được một ngành công nghiệp Thông tin - Truyền thông lành mạnh bền vững là mục tiêu lớn của Chính phủ đòi hỏi một sự đồng thuận của toàn xã hội và các cơ quan quản lý.

Chia sẻ trong chương trình Thứ trưởng Trần Đức Lai khẳng định bất cứ một dự án chiến lược nào cũng cần có những căn cứ tiêu chí riêng khi xây dựng và đề án lớn Tăng tốc của Bộ Thông tin & Truyền thông cũng không phải là ngoại lệ. Xét từ góc độ kinh tế có thể dễ dàng nhận thấy thời gian qua lĩnh vực CNTT đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. Chủ trương sớm đưa VN  trở thành một nước mạnh về CNTT cũng hoàn toàn phù hợp với các định hướng chiến lược vĩ mô của Đảng Nhà nước đó là coi Khoa học - Công nghệ đặc biệt là công nghệ cao phải đi trước một bước. Cuối cùng không kém phần quan trọng là thực tiễn phát triển của VN cũng như của CNTT trên toàn thế giới. Với việc ứng dụng tích cực công nghệ hiện đại của thế giới vào môi trường trong nước xã hội đã được thụ hưởng nhiều dịch vụ và lợi ích mới.

Tuy nhiên Thứ trưởng cũng thẳng thắn thừa nhận Chính phủ không thể đầu tư dàn trải đồng đều cho tất cả các lĩnh vực của CNTT - TT.  Thay vào đó đề án Tăng tốc đã đề xuất ra 4 trọng điểm trọng tâm đầu tư là: 1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT cả về số lượng lẫn chất lượng. Thứ trưởng cho rằng lĩnh vực con người cần có nhiều giải phát đột phá hơn nữa để có thể đạt được mục tiêu này.
Chính phủ xác định ngành công nghiệp CNTT phát triển vững  chắc chính là tiền đề cho sự phát triển xã hội một cách vững chắc. Nhưng để ngành CNTT Việt Nam ghi tên được trên bản đồ thế giới chúng ta cần có những sản phẩm hết sức cụ thể phải phát huy được thế mạnh riêng của mình dẫu cho CNTT thế giới đã có sự phân  công khu vực khá rõ.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thật tốt cũng là một trong những trọng điểm lớn của đề án Tăng tốc. Theo thứ trưởng VN đang hướng đến kỷ nguyên băng rộng và cung cấp đa dịch vụ nhất là nhóm dịch vụ nghe nhìn (thoại web phát thanh - truyền hình).
Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hình thành được các tập đoàn kinh tế mạnh và CNTT - truyền thông trong nước đủ sức vươn ra quốc tế. Trước đây quan niệm về một tập đoàn lớn có sự khác biệt so với hiện nay. Khi đó chúng ta đặt ra tiêu chí rất cao về vốn về thương hiệu về sản phẩm về quy mô thị trường. Một cách thẳng thắn nếu đi theo những tiêu chí đó thì phải rất lâu nữa VN mới có thể sở hữu được những tập đoàn CNTT lớn.

Một hướng đi được đề xuất là thay vì huy động hàng trăm tý USD vốn chúng ta nên tập trung vào trí tuệ và sản phẩm. Theo Thứ trưởng nhiều sản phẩm không cần tới vốn lớn như phần mềm và nội dung số. "Chúng ta có thể đi sâu vào các lĩnh vực này để từ đó xây dựng nên thương hiệu quốc tế" Thứ trưởng cho biết.

Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Công nghệ Thông tin thế giới WITFOR 2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định "Việt Nam coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ xây dựng xã hội thông tin rút ngắn quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước".

dang doi thoai 'de VN co mot nganh kinh te CNTT manh'.
Thứ trưởng Trần Đức Lai sẻ đối thoại về Phát triển Kinh tế TT-TT.(Ảnh: LAD)

Kể từ năm 2000 tới nay tốc độ tăng trưởng của thị trường CNTT Việt Nam luôn ở mức trên 25%. Bước sang năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốc độ này có phần chậm lại nhưng vẫn đạt xấp xỉ 20% -  một tỷ lệ đáng mơ ước với nhiều quốc gia khác. Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp công nghệ cũng đạt 32 tỷ USD tăng khoảng 19% so với năm 2008. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành CNTT trong 10 năm qua là một xu hướng rất đáng mừng và nó cho phép các nhà hoạch định chính sách đặt ra mục tiêu tưởng như tham vọng "Tăng trưởng CNTT cao gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế".

Mới đây Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng một đề án lớn mang tên "Tăng tốc" đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể như hỗ trợ các ngành kinh tế xã hội và phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên việc xác định bất cứ mục tiêu nào cũng phải dựa trên những căn cứ nhất định. Vậy thì đâu là căn cứ để Bộ xác định các mục tiêu trong đề àn Tăng tốc"? Thực trạng hiện nay của ngành kinh tế CNTT như thế nào? Chúng ta sẽ phát triển thị trường công nghệ một cách rộng khắp hay có trọng tâm? Nếu có trọng tâm thì những lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên đầu tư? Kinh phí hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp phần mềm phần cứng dịch vụ sẽ được phân bổ như thế nào? Đối tượng được hưởng hỗ trợ là ai?

Khi bước vào sân chơi chung toàn cầu về thương mại và dịch vụ ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển để mở rộng thị trường cả trong nước và nước ngoài có cơ hội tiếp cận nhanh hơn với công nghệ kỹ thuật hiện đại của thế giới. Vấn đề đặt ra  là: với sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt ngành Thông tin và Truyền thông làm thế nào để phát huy thế mạnh của mình vượt lên những thách thức và khai thác triệt để những cơ hội?

Một vấn đề được đặt ra rất nhiều thời gian gần đây là bài toán nhân lực CNTT. Đề án sẽ có những giải pháp gì để xây dựng đội ngũ con người có trình độ kỹ năng sẵn sàng cho thị trường công nghệ hiện đại khắc nghiệt đòi hỏi cao? Những yếu tố nào tạo nên một tập đoàn mạnh về CNTT đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế? Chỗ đứng hiện tại của các doanh nghiệp CNTT - TT Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?
Tất cả những thắc mắc và vấn đề này sẽ được bàn luận giải đáp trong cuộc Đối thoại trực tuyến với Thứ trưởng Bộ Thông tin  & Truyền thông Trần Đức Lai với chủ đề "Phát triển ngành kinh tế Thông tin - Truyền thông" được tường thuật trực tiếp trên kênh VTC2 vào lúc 10h sáng ngày 20/12/2009 tới đây.

Song song đó cuộc đối thoại cũng được thực hiện trực tuyến trên các báo điện tử VietNamNet VTC News ICT News Trang thông tin điện tử của Bộ TT&TT (http://MIC.gov.vn). Ngay từ lúc này bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi cho Thứ trưởng tại đây.

 

T.C

(Theo Vietnamnet)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Sóng 3G Vinaphone mở rộng sang 11 mạng di động châu Á
  • Kiếm lời lớn nhờ cung cấp ứng dụng cho iPhone
  • Phần mềm kế toán: “Đất” của hàng nội
  • Sự thất thế của máy tính bảng
  • iPhone "được lòng" người dùng nhất
  • Windows Mobile thất thế, Google Android “thăng hoa”
  • Intel chính thức ra mắt chip Atom thế hệ mới
  • 2010: Đón chờ cuộc cách mạng máy tính Tablet?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị