Có thị trường nội địa sẽ thắng
Ông Hùng khẳng định, thiết kế ra một chiếc điện thoại di động là công đoạn cần sự đầu tư chất xám cao nhất và Viettel sẽ làm công đoạn này. Nghĩa là các sản phẩm điện thoại mang thương hiệu Viettel sẽ do chính Viettel thiết kế theo nhu cầu của người Việt còn việc lắp ráp có thể sẽ được tiến hành tại Trung Quốc hoặc Đài Loan, ông Hùng nói.
Để có thể làm chủ công đoạn thiết kế, Viettel đã mạnh tay trả lương hậu hĩnh để mời chuyên gia thiết kế giỏi của nước ngoài về làm việc. Vì theo lý giải của lãnh đạo Tập đoàn Viettel, sản xuất điện thoại di động có nghĩa là phải cạnh tranh với Nokia, Samsung và muốn cạnh tranh được phải trả lương "giống tây" để tìm người tài.
Vị Phó Tổng giám đốc Viettel cũng cho biết, sở dĩ Viettel quyết đầu tư vào sản xuất điện thoại di động mang thương hiệu Việt vì hiện Viettel đang có trong tay 40 triệu thuê bao điện thoại cuối năm nay con số sẽ tăng lên là 50 triệu thuê bao, điều này cũng tương đương với 50 triệu thiết bị đầu cuối. “Đây là một thị trường quá lớn và người nào có thị trường người có sẽ nắm phần thắng”, ông Hùng nói.
Cả hai doanh nghiệp này đều tập trung vào phân khúc điện thoại bình dân và cùng thực hiện công đoạn lắp ráp tại Trung Quốc. Hiện thương hiệu Q-mobile của Viễn thông An Bình đã được xếp ở vị trí thứ hai sau Nokia về số lượng điện thoại bán ra tại thị trường Việt Nam, một đại diện của Viễn thông An Bình cho biết. Còn F-Mobile cũng đã chiếm được cảm tình của khách hàng với những sản phẩm giá rẻ nhưng đa chức năng.
Cả hai vị đại diện của Viễn thông An Bình và FPT Mobile khi trao đổi với phóng viên báo Đầu tư đều cho biết, lắp ráp điện thoại di động tại đâu không quan trọng vì hiện các hãng điện thoại có tên tuổi như Nokia, Samsung cũng đã đặt nhà máy lắp ráp trên toàn cầu. Điều quan trọng là điện thoại thương hiệu Việt được thiết kế như thế nào và đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người Việt như thế nào, hai vị đại diện trên cho biết.
Còn về chuyện tự xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam thay cho việc lắp ráp tại Trung Quốc, ông Lê Hoàng Hải, Giám đốc Marketing FPT Mobile trong một lần trao đổi với phóng viên báo Đầu tư cho biết, việc này còn phải tính đến nhiều yếu tố như mặt bằng, chi phí, số lượng sản phẩm bán ra...
Tính toán này của ông Hải cũng đã được khẳng định qua hai dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động của doanh nghiệp Việt Nam. Một dự án đã bị rút giấy phép do chậm tiến độ triển khai xây dựng. Còn dự án kia mặc dù khẳng định sẽ cho ra mắt sản phẩm điện thoại đầu tiên vào tháng 10 năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa có sản phẩm nào được trình làng.
(Theo Đức Huy // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com