Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

i-Mtop: công nghệ di chuyển ứng dụng máy tính

Một trong những khó khăn của những người sử dụng nhiều máy tính là không thể chuyển dịch các chương trình và phần mềm quen thuộc từ máy này sang máy khác, từ máy tính sang điện thoại di động hoặc từ máy ở văn phòng sang máy tính ở nhà.


Với các thiết bị lưu trữ di động như thẻ nhớ, thẻ USB, việc di chuyển dữ liệu (data) đã trở nên hết sức dễ dàng và thuận tiện; nhưng với các chương trình, phần mềm thì khó khăn hơn nhiều, nếu không nói là không thể được.


Hầu hết các phần mềm thông dụng đều phải được cài đặt vào môi trường, thường là Windows, của một máy tính nào đó rồi mới hoạt động được. Vì thế chúng được gọi là MSI-based application (MSI = Microsoft Installer).

 

Thực tế này đôi khi gây ra trở ngại cho người sử dụng: ví dụ bạn mang một tài liệu dạng pdf (portable document format) chứa sẵn trong USB đến làm việc với khách hàng, nhưng khổ thay máy của khách hàng không cài sẵn chương trình Adobe Reader nên không “mở” được. Tình huống tương tự cũng có thể xảy ra với các văn bản được soạn thảo bằng Microsoft Office 2007 trên nền Windows Vista và không thể mở được bằng những phiên bản Office cũ hơn.


Một công ty của Singapore, I-Flapp Technologies Ltd. đã tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn này, cho phép người sử dụng di chuyển trực tiếp những chương trình ứng dụng dựa trên MSI sang bất kỳ một thiết bị lưu trữ di động nào, ví dụ như USB.


Mới đây, I-Flapp đã cho ra mắt bản thử nghiệm phần mềm i-Mtop, cho phép cài đặt chương trình ứng dụng, môi trường desktop và e-mail vào thiết bị lưu trữ di động để mang đi. Ở điểm đến, chỉ cần cắm thiết bị lưu trữ đó vào cổng USB của bất kỳ máy tính nào là đã có thể truy xuất và làm việc giống như trên chiếc máy quen thuộc.


Theo công ty I-Flapp, ứng dụng i-Mtop làm thay đổi khả năng của các thiết bị lưu trữ di động, từ chỗ chỉ chứa dữ liệu sang chứa cả ứng dụng trên nền MSI thông dụng để làm việc với các dữ liệu đó mà không phụ thuộc vào môi trường điều hành của máy tính.


Ứng dụng i-Mtop càng cần thiết khi có nhiều người cùng sử dụng chung một máy tính, mỗi người có những nhu cầu, sở thích riêng. I-Mtop tạo điều kiện để mỗi người điều chỉnh phần mềm quen thuộc của mình mà không làm ảnh hưởng tới người khác, một cách an toàn và rẻ tiền.

 


Minh họa hoạt động của ổ đĩa USB có chạy ứng dụng i-Mtop.

 

Việc mua cùng lúc hai hay nhiều bản chương trình giống nhau để cài đặt trên các máy tính khác nhau đã tiêu tốn của người sử dụng không ít tiền, nhất là với khách hàng doanh nghiệp. Với i-Mtop, các chương trình thông dụng có thể cài sẵn trên đĩa USB và chạy trực tiếp từ đó thay vì phải mua bản mới để cài đặt lên từng máy tính.


Hơn thế nữa, công ty I-Flapp còn có tham vọng thúc đẩy sự phát triển tính di động của phần mềm máy tính (Application Portability), theo đó các nhà lập trình trong tương lai sẽ cho ra đời các phiên bản di động, có thể cài đặt và hoạt động dễ dàng trên các thiết bị lưu trữ, thay vì chỉ hoạt động trong môi trường Windows.


CEO của công ty I-Flapp, ông Sunder Mani, cho rằng “i-Mtop là câu trả lời cho nhu cầu di động ngày càng tăng của những người sử dụng máy tính chuyên nghiệp. Đây là sản phẩm đầu tiên loại này, cho phép người dùng mang theo những ứng dụng MSI phổ thông như Photoshop CS2 9.0 hoặc trọn bộ Microsoft Office 2003 & XP, Microsoft Project và nhiều ứng dụng khác trong những ổ đĩa lưu trữ di động”.  


Công ty I-Flapp có trụ sở tại Singapore nhưng trung tâm nghiên cứu và phát triển đặt tại Ấn Độ. Mới đây công ty đã được chính phủ Singapore hỗ trợ 0,5 triệu đô-la Mỹ để phát triển sản phẩm mới. Dự kiến trong thời gian tới công ty I-Flapp sẽ bán phần mềm i-Mtop trên mạng với giá ban đầu khoảng 9,9 đô-la Mỹ.

(Theo Thái Bình // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Báo in ở Đức "điêu đứng" trong cuộc cạnh tranh khốc liệt
  • Cố ý phát tán virus gây hại cho mạng máy tính, viễn thông, Internet có thể bị phạt 12 năm tù
  • Tránh rủi ro từ mạng xã hội
  • Ứng dụng chữ ký số trong doanh nghiệp
  • Nỗi lòng web “mạo hiểm”
  • Wikipedia thắt chặt quy định về đảm bảo thông tin
  • Cuộc chiến công cụ tìm kiếm của Google, Microsoft , Yahoo
  • Trò chơi trực tuyến: Sẽ có chính sách quản lý phù hợp hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị