Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kỷ nguyên tương tác mới

Các nhà nghiên cứu đã phát minh nhiều phương thức tương tác khác nhau để thay thế chuột, bàn phím và màn hình máy tính.

Người sử dụng máy tính sắp phải “tạm biệt” chuột, bàn phím và màn hình để chào đón những kiểu tương tác mới và đơn giản hơn so với các thiết bị này.

Kỷ nguyên tương tác mới giữa người và máy tính hứa hẹn mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho người sử dụng. Thay vì rê chuột trên mặt bàn, bạn có thể chỉ cần chỉ ngón tay vào bất kỳ thứ gì muốn chọn. Thay vì nhập dữ liệu từ bàn phím, bạn chỉ cần nói những gì đang suy nghĩ. Thay vì suốt ngày ngồi nhìn vào màn hình, tại sao không chiếu thông tin đó lên trên bề mặt của kính sát tròng đang mang trên mắt?

Giao diện sử dụng tự nhiên

Đây không phải là khoa học viễn tưởng mà là những ý tưởng đã, đang hoặc sắp xuất hiện. Sự ra mắt gần đây của Kinect, một hệ thống trò chơi điện tử không đòi hỏi thiết bị điều khiển của Microsoft, có thể giúp cho những phương thức giao tiếp mới giữa người và máy trở nên phổ biến hơn. Kinect cho phép người sử dụng điều khiển trò chơi bằng cách cử động cơ thể, như cử động chân để điều khiển một cầu thủ đá banh trong trò chơi.

Kinect được xem là nỗ lực mới nhất nhằm giúp việc chơi các trò điện tử trở nên “tự nhiên” hơn. Quan trọng hơn, khái niệm này còn có thể xuất hiện trong mọi mặt của lĩnh vực điện tử và điện toán trong những năm tới.

Ông John Underkoffler, người phát minh ra một hệ thống điện toán dựa trên cử chỉ điệu bộ được đề cập đến trong bộ phim Minority Report vào năm 2002, nhận định: “Điều này thật tuyệt vì nó thật sự mang lại những trải nghiệm sử dụng máy tính mới mẻ và hữu ích”.

Một lĩnh vực nghiên cứu mới đã xuất hiện, tập trung phát triển một giao diện sử dụng tự nhiên để giúp con người tương tác với máy theo những cách thức mà họ tương tác với nhau trong thế giới thực.

Màn hình cảm ứng thuộc số những giao diện tự nhiên đầu tiên. Chúng đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua, nhưng chỉ trở nên rẻ và phổ biến vào năm 2007 khi Apple tung ra điện thoại iPhone và Microsoft giới thiệu thiết bị máy tính bề mặt Microsoft Surface.

Trong khi đó, hệ thống Kinect cũng là một ví dụ điển hình cho giao diện này vì người sử dụng kiểm soát hệ thống bằng cử động của cơ thể và bằng cách nói chuyện với nó, thay vì dùng chuột hoặc cần điều khiển.

Gần đây, các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm cách ứng dụng ý tưởng về điều khiển bằng cử chỉ điệu bộ sang lĩnh vực điện toán. Chẳng hạn như ông Underkoffler đã phát triển một hệ thống gọi là g-speak, cho phép người sử dụng vẫy tay để trộn lẫn dữ liệu và thông tin. Theo ông Underkoffler, một số công ty lớn đã sử dụng những phiên bản của hệ thống được thiết kế riêng cho họ, có giá từ 100.000 đến hàng triệu đô-la Mỹ. Ông hy vọng rằng những phiên bản dành cho người tiêu dùng thông thường sẽ phổ biến trong vòng năm năm tới.

Phương pháp mới, rắc rối mới

Khi phần cứng máy tính ngày càng rẻ hơn và người sử dụng cũng quen dần với suy nghĩ rằng, chuột và bàn phím không phải là cách duy nhất để điều khiển máy tính, các nhà nghiên cứu đang tăng cường nghiên cứu về những lĩnh vực như điều khiển máy tính bằng não, phần mềm theo dõi ánh mắt và công nghệ nhận diện giọng nói.

Bill Buxton, nhà nghiên cứu chính tại Microsoft Research, cho biết những phương thức mới để giúp người sử dụng tương tác với máy tính phải thật sự khác biệt để thu hút họ. Theo ông, người ta đã quen với màn hình cảm ứng và video camera nên việc chuyển sang điện toán cử chỉ là một bước tiến tự nhiên.

Bất chấp những tiến bộ gần đây, nỗ lực tìm kiếm giao diện sử dụng mới và thân thiện với người sử dụng vẫn còn gặp một số trở ngại. Những phương pháp mới thỉnh thoảng lại khiến nảy sinh những vấn đề mới. Chẳng hạn như việc sử dụng bàn tay hoặc cánh tay để kiểm soát máy tính liên tục trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi.

Ngoài ra, Robert Wang, một nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ và là tác giả của một hệ thống điện toán được kiểm soát bằng cử chỉ, cho rằng việc sử dụng cử động của bàn tay để điều khiển vật thể ảo là không dễ chút nào vì bạn không thể cảm nhận được chúng như khi cầm đồ vật thật.

Đã xuất hiện những ý kiến tranh cãi trong cộng đồng công nghệ về số phận của chuột, bàn phím và màn hình máy tính. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng chuột máy tính có thể phải “hy sinh” đầu tiên. Trong khi đó, Beth Mynatt, Giám đốc trung tâm GVU thuộc Viện Công nghệ Georgia, cho rằng bàn phím sẽ tồn tại lâu hơn chuột vì đây vẫn còn là một cách thức nhập dữ liệu có hiệu quả và vì người ta không muốn học những hệ thống mới.

(Theo Minh Phương // Thời báo kinh tế Sài Gòn // CNN)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Những bước tiến của trí tuệ nhân tạo
  • Mặt trái của ứng dụng di động
  • “Dế” thông minh HP sẽ chỉ dùng WebOS
  • Chưa thể chuyển nhượng tên miền
  • Mã độc chủ yếu tấn công website thương mại điện tử
  • Lập dữ liệu chuẩn về doanh nghiệp
  • Apple iPod Nano có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy
  • Việt Nam vào Top 20 nước dùng Internet nhiều nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị