Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lướt net ở đâu mất an toàn nhất thế giới?

Không có quốc gia nào thực sự an toàn khi truy cập Internet.

Theo kết quả điều tra về tình trạng lây nhiễm mã độc của hãng bảo mật AVG, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tỷ lệ máy tính nguy hiểm nhất thế giới khi truy cập Internet, với tỷ lệ trung bình cứ 10 máy tính thì có 1 máy bị tấn công bởi mã độc hoặc virus (1/10).

Cuộc điều tra này được AVG tiến hành nghiên cứu với 127 triệu máy tính trên 144 quốc gia. Kết quả cho thấy, không có máy tính của một khu vực hay quốc gia nào hoàn toàn an toàn trên mạng Internet, chỉ khác là mật độ tấn công dày hay mỏng mà thôi.

Trong top 10 các quốc gia mất an toàn nhất thế giới khi truy cập Internet, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, còn có các quốc gia vùng Caucacus và khu vực Đông Nam Á, như Nga, Armenia, với tỷ lệ lần lượt là 1/15, 1/24. Điều đáng chú ý là Việt Nam cũng lọt vào danh sách “đen” này ở bậc 7 với tỷ lệ cứ 42 máy tính thì 1 máy bị nhiễm. Tỷ lệ này của Việt Nam tương đương với Lào.

Trong khi đó, ở bảng xếp hạng 10 quốc gia có tỷ lệ truy cập Internet an toàn nhất, đứng đầu là các quốc gia châu Phi, như Sierra Leone (tỷ lệ 1/696), Nigeria (1/442). Châu Á và châu Âu, mỗi lục địa có một đại diện trong top 10, gồm Nhật Bản (1/403), Slovakia (1/254). Châu Mỹ không có quốc gia nào lọt vào danh sách này.

Xanh lá cây: Xếp hạng tỷ lệ tấn công mã độc theo châu lục; Xanh da trời: Các quốc gia an toàn nhất khi lướt net; Đỏ: Các quốc gia mất an toàn nhất khi lướt net.

Theo chuyên gia của AVG, việc dễ dàng tìm kiếm và truy cập vào các trang web cho phép tải phần mềm bị hack, sự bàng quan với vấn đề bảo mật của người sử dụng khi chia sẻ file dữ liệu trên mạng, tỷ lệ dùng chung máy tính cao… là nguyên nhân khiến lượng máy tính lây nhiễm mã độc tăng nhanh ở các quốc gia mất an toàn khi truy cập Internet.

Xét theo khu vực, Bắc Mỹ là nơi nguy hiểm nhất với tỷ lệ máy tính nhiễm mã độc là 1/51, cao hơn hẳn tỷ lệ trung bình của cả thế giới là 1/73. Đứng kế đó là châu Âu với tỷ lệ 1/72, gần bằng mức trung bình toàn cầu là châu Âu (1/72), châu Á (tính cả châu Á - Thái Bình Dương) với tỷ lệ 1/102, châu Phi là 1/108 và cuối cùng Nam Mỹ với mức 1/164.

Top 10 quốc gia có tỷ lệ máy tính bị mã độc tấn công nhiều nhất khi lướt net:

1. Thổ Nhĩ Kỳ (1/10)

2. Nga (1/15)

3. Armenia (1/24)

4. Azerbaijan (1/39)

5. Bangladesh (1/41)

6-7. Lào, Việt Nam (1/42)

8. Bồ Đào Nha (1/43)

9. Mỹ (1/48)

10-11. Ukraine, Pakistan (1/48)

Top 10 quốc gia có tỷ lệ máy tính bị mã độc tấn công ít nhất khi lướt net:

1. Sierra Leone (1/696)

2. Nigeria (1442)

3. Nhật Bản (1/403)

4. Togo (1/359)

5. Namibia (1/353)

6. Belize (1/302)

7. Madagascar (1/283)

8. Mozambique (1/264)

9. Zambia (1/262)

10. Slovakia

(Theo Vneconomy)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Dịch vụ "1900...": Kẻ làm, người... xơi
  • Bùng nổ web bất động sản
  • Thị trường điện thoại thông minh: Lo thiếu chip
  • Google thử nghiệm dịch vụ thoại qua Gmail
  • Máy in HP LaserJet Pro P1102w – hoàn thiện không gian số
  • Bộ ba sản phẩm Lenovo: đa năng, hấp dẫn
  • Backflip “tấn công” thị trường smartphone VN
  • Các dòng máy in phun của HP: tiết kiệm cao chi phí in ấn và điện năng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị