Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một số giải pháp chống trộm cho laptop

Theo một trung tâm giám sát về an toàn thông tin thì cứ 53 giây có một máy tính xách tay (laptop) bị đánh cắp. Vấn đề quan ngại không phải ở giá trị chiếc máy tính, mà là các thông tin trong máy, như tập tin, các ứng dụng, hình ảnh, các trang web ưa vào, cookies, và các thông tin nhạy cảm như tài khoản, mật khẩu... Làm sao để tìm lại máy tính bị mất hoặc có thể xóa từ xa các thông tin trong máy trong trường hợp không tìm lại được? Một vài mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn tìm lại laptop bị mất.

• Trường hợp bạn làm mất hay bị đánh cắp một laptop, việc đầu tiên là trình báo với công an địa phương và lập tức thông báo cho các quản trị mạng mà bạn thường sử dụng. Laptop cài hệ điều hành Mac có địa chỉ riêng của nó, như một định danh của hệ điều hành đó. Địa chỉ Mac là thủ tục cần thiết để bạn cung cấp cho nhà chức trách và các quản trị mạng để họ dò tìm vị trí tên trộm, việc của họ là chỉ chờ khi nào tên trộm đăng ký thành viên và đăng nhập hệ thống mà thôi.

• Nếu laptop chạy hệ điều hành Mac phiên bản Mac OS X 10.5, bạn sẽ có một chức năng gọi là “Back to my Mac”. Chức năng này sử dụng giao thức mạng được bảo mật, được mã hóa (Internet Protocol Security) để kết nối với một máy tính khác qua Internet một cách bí mật. Khi kết nối, bạn điều khiển trên máy từ xa rất dễ dàng. Nếu laptop bị mất của bạn đã dùng “Back to my Mac” để kết nối với một máy nào đó (ví dụ máy tính để bàn ở nhà) thì việc của bạn là mở máy tính ở nhà lên và chờ cho kẻ đánh cắp kết nối Internet. Khi phát hiện, bạn có thể bí mật kích hoạt camera trên laptop (Webcam) để thu hình ảnh người đang sử dụng máy. Với cách này, bạn cũng có thể xem địa chỉ IP của hệ thống mạng mà tên trộm đang sử dụng và cung cấp cho công an.

• Kiểm tra các chương trình cài ở chế độ tự động đăng nhập như Yahoo! Messenger, Skype, các phần mềm kiểm tra thư điện tử... Nếu chúng còn đăng nhập được, bạn nên liên lạc ngay với nhà cung cấp dịch vụ để họ giúp đỡ. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể theo dõi và biết IP của máy đăng nhập qua các chương trình nói trên.

• Phần mềm giám sát cũng là một giải pháp để bạn chống trộm. Hai phần mềm sau đây có ưu thế vượt trội:

- Computrace LoJack: Phần mềm này có phí, giá 119,99 USD, sử dụng 3 năm. Khi được nhà sản xuất “nhúng” vào BIOS của máy tính (hoặc bạn có thể tự cài), nó sẽ liên kết với Trung tâm giám sát qua Internet. Trường hợp máy bị đánh cắp, chủ nhân báo với trung tâm giám sát, trung tâm sẽ dò tìm trên Internet 15 phút/lần. Computrace LoJack có nhiệm vụ cung cấp thông tin và vị trí địa lý của chiếc máy bị đánh cắp về trung tâm, trung tâm sau đó sẽ liên lạc với công an địa phương để tìm lại laptop cho bạn. Phần mềm này cũng có thể ngăn ngừa dữ liệu hoặc các thông tin nhạy cảm rơi vào tay kẻ xấu, bằng cách cho phép bạn xóa hết dữ liệu từ xa. Mua Computrace LoJack tại: http://www.absolute.com/en/lojackforlaptops/home.aspx.

- Teamviewer (miễn phí): Teamviewer giám sát từ xa rất hiệu quả. Khi mua laptop, bạn nên cài Teamviewer và đặt chế độ khởi động ẩn cùng hệ điều hành. Điều quan trọng là bạn phải ghi lại định danh (ID) và mật khẩu của Teamviewer ở máy được cài. Trường hợp máy bị mất, bạn chỉ cần cài Teamviewer trên một máy thứ 2 nào đó, sau đó chạy phần mềm, đăng nhập ID và mật khẩu của Teamviewer trên máy bị mất và theo dõi. Nếu kẻ trộm dùng máy của bạn online, bạn sẽ đăng nhập vào máy đó và bí mật bật Webcam để chụp hình ảnh tên trộm, cũng như xem địa chỉ IP để xác định vị trí địa lý của tên trộm và báo với công an địa phương. Với Teamviewer, bạn có toàn quyền điều khiển trên máy từ xa, kể cả xóa dữ liệu. Tải Temviewer tại: http://www.teamviewer.com/download/index.aspx.

(Theo Hoàng Thy // Cantho Online)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Cho Webmail trở nên an toàn hơn
  • Chuột, bàn phím, màn hình sắp bị “khai tử”
  • Công nghệ - “kẻ huỷ diệt” hay cơ hội của báo chí?
  • Xu hướng “di động hóa” báo điện tử
  • Opera tung ra trình duyệt 10.6 với tốc độ cao
  • Ứng dụng điện toán đám mây để tiết giảm chi phí
  • Rộ nghi án hacker Việt “chôm” tài khoản iTunes
  • Tên miền đắt nhất thế giới lại được rao bán
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị