Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nữ hoàng YouTube” gốc Việt

Natalie Tran, cô gái gốc Việt 24 tuổi, được mệnh danh “Nữ hoàng YouTube” ở Úc, là một trong những người kiếm tiền nhiều nhất từ việc chia sẻ video trên website YouTube từ tháng 7-2009 đến tháng 7-2010

Theo công bố của YouTube và Công ty Quảng cáo TubeMogul, những video do Natalie Tran tự làm đã thu hút 139 triệu lượt người xem trong thời gian nói trên, mang lại cho cô khoảng 101.000 USD. Điều đáng chú ý là Natalie Tran là 1 trong 10 ngôi sao độc lập trên thế giới kiếm được trên 100.000 USD và là phụ nữ duy nhất trong danh sách này.

Ảnh: pansiteria.blogspot.com

Chinh phục bằng sự hài hước

Kết quả nói trên được dựa trên những phân tích của YouTube và TubeMogul, sử dụng dữ liệu về số lượng người xem để ước tính thu nhập thường niên của họ trong chương trình chia lợi nhuận quảng cáo giữa YouTube và các đối tác. Theo chương trình này, những người có video clip thu hút nhiều người xem nhất sẽ nhận được phân nửa doanh thu quảng cáo đạt được từ những video này.

Trang của Natalie Tran trên YouTube, gọi là communitychannel (www.youtube.com/user/communitychannel), từ lâu đã là kênh thu hút nhiều người đăng ký nhiều nhất từ trước đến nay ở Úc. Tính đến cuối tuần rồi, gần 750.000 người đã đăng ký xem các video trên trang này trong lúc tổng số lượt người xem đạt gần 280 triệu. Trên phạm vi toàn cầu, trang communitychannel đứng thứ 23 về số lượng người đăng ký.

Natalie Tranhiện là sinh viên ngành truyền thông số tại Đại học New South Wales. Cô tự làm những video của mình - phần lớn dưới dạng kịch ngắn -tại nhà cha mẹ ở thành phố Sydney. Không như một số “ngôi sao nữ trên web” khác chuyên lợi dụng yếu tố gợi dục để câu khách, cô dùng sự hài hước và duyên dáng để thu hút khán giả. Cô quan niệm rằng nếu muốn tồn tại lâu dài trên mạng thì cần phải cung cấp thứ gì đó thật khác biệt vì trên internet đã có quá nhiều nội dung gợi dục.

 

Natalie Tran, cô gái gốc Việt được mệnh danh là “nữ hoàng YouTube” ở ÚcẢnh: The Sydney Morning Herald

Không màng danh lợi

Natalie Tran cho biết nội dung video được dựa trên những tình huống cô gặp phải hằng ngày nhưng hơi phóng đại một chút để câu chuyện mang tính châm biếm và hài hước hơn. Cô cho biết: “Chúng không phải là những video sâu sắc và nhiều ý nghĩa mà chỉ là những đoạn video ngắn mang lại cảm giác thú vị cho người xem trong giờ nghỉ trưa. Không có chúng thì thế giới cũng đâu có tệ hơn”.

Thường thì cứ 2 hoặc 3 ngày, Natalie Tran lại cho ra lò một videomới. Mỗi video mất 4 giờ để viết kịch bản, quay video, biên tập và đăng tải lên YouTube. Ngoài ra, cô còn bỏ ra một giờ mỗi đêm để trả lời hàng trăm thông điệp cô nhận từ người hâm mộ mỗi ngày. Không như nhiều người nổi tiếng khác trên Internet, Natalie Tran thường xuyên từ chối đề nghị xuất hiện trên các sô truyền hình hoặc trả lời phỏng vấn của những phóng viên nào không quan tâm nghiêm túc đến vai trò của YouTube trong thế giới truyền thông số mới.

Cô cũng bác bỏ đề nghị tài trợ từ nhiều công ty vì lo ngại rằng việc thương mại hóa những đoạn video của mình sẽ khiến người xem thất vọng. Cô giải thích: “Tiền tài trợ rất hấp dẫn nhưng không thực sự là thứ tôi đang tìm kiếm. Tôi bỏ nhiều thời gian để tạo ra thứ gì đó và tôi không muốn từ bỏ nó”. Đối với Natalie Tran, tiền bạc và danh tiếng không phải là những điều cô chú ý vào lúc này. Thay vào đó, cô quan tâm nhiều hơn đến dùng những môn truyền thông số để biết được “khoa học đằng sau” việc tạo ra những nội dung tồn tại lâu dài và thu hút nhiều người xem trên internet. Cô nói: “Tôi không cho là danh tiếng trên internet sẽ tồn tại lâu trong thế giới thực”.

Nỗ lực và tài năng của cô đã được tưởng thưởng xứng đáng. Vào năm 2009, Natalie Tran đã được blog Mashable đề cử giải thưởng “Kênh hoặc nhân vật hay nhất trên YouTube” và “Kênh vui nhộn nhất trên YouTube”. Đến năm 2010, cô là một trong những người thuyết trình tại hội nghị Entertainment Gathering ở bang California (Mỹ).

(Theo Phương Võ // Nguoilaodong Online //  The Sydney Morning Herald, Forbes, Wikipedia)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • An toàn khi download
  • Trục vớt Titanic trong thế giới số
  • Lầu Năm Góc tiết lộ vụ tấn công nghiêm trọng nhất của tin tặc nước ngoài
  • Máy tính đọc suy nghĩ con người
  • iPhone 4 có khả năng dùng 2 sim
  • Lướt net ở đâu mất an toàn nhất thế giới?
  • Dịch vụ "1900...": Kẻ làm, người... xơi
  • Bùng nổ web bất động sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị