Các hãng phần mềm mã nguồn mở đang thịnh vượng nhưng lại trở nên ít khác biệt. Nhiều hãng công nghệ đang nhầm lẫn trong chính thời kỳ suy thoái hiện nay. Thế nhưng nhiều hãng khác lại đang đưa ra các dịch vụ dính liền với phần mềm mã nguồn mở – các chương trình miễn phí được viết bởi những tình nguyện viên cộng tác trực tuyến – nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kỹ thuật số gấp đôi. Tại Red Hat, hãng mã nguồn mở độc lập lớn nhất thế giới với doanh thu hàng năm đạt 653 triệu đô-la, doanh thu đã tăng lên 18% hàng năm trong quý một. Đặc biệt ở châu Âu, ngày càng có nhiều hãng dường như đã chuẩn bị để nắm lấy thời cơ mã nguồn mở (xem sơ đồ). Và theo như phát biểu của Jim Whitehurst – ông chủ của Red Hat khi thông báo về kết quả kinh doanh thì: “Ngân sách trở nên eo hẹp khiến chúng tôi thấy đây là cơ hội tốt cho mã nguồn mở”.
Quả thực, mã nguồn mở được chấp nhận nhanh chóng tới mức khiến các hãng phần mềm truyền thống cũng bắt đầu học đòi làm nó trong khi một số hãng mã nguồn mở lại đang rục rịch bán các phần mềm bổ sung có sở hữu độc quyền đối với những chương trình mã nguồn mở thay cho việc tính phí cung cấp hỗ trợ những hãng đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Nếu xu hướng hiện nay vẫn được duy trì thì các hãng phần mềm truyền thống và cả những đối thủ mã nguồn mở của chúng sẽ sớm gặp khó khăn trong việc tách rời nhau. Và theo Matt Asay – một luật sư về mã nguồn mở đồng thời là nhà điều hành tại Alfresco thì “Chủ nghĩa thực dụng đang trỗi dậy” sẽ khiến phần mềm mã nguồn mở giúp cho các hãng quản lý được nội dung số hóa của mình.
Xu hướng “phần mềm mã nguồn mở và miễn phí”, được nhắc đến một cách chính thức, đã tiến bước một đoạn dài từ những khởi nguồn thành lập trái ngược nhau. Không muốn người sử dụng bị gò bó trong những sản phẩm đóng gói sẵn, những nhà tiên phong như Richard Stallman luôn muốn mang lại cho người sử dụng mà họ có đủ khả năng thay đổi theo bất cứ cách nào theo ý muốn cũng như chia sẻ được những thay đổi đó.
Tuy nhiên trong nhiều năm, dân tình chẳng biết gì ngoài cái bóng mờ mịt của loại sản phẩm phần mềm này. Nhưng sau đó, mạng Internet đã cung cấp cho các nhà lập trình tình nguyện cách thức hợp tác làm việc rất rẻ. Chính IBM và Oracle, hai gã khổng lồ của ngành đã dồn hết tâm huyết của mình vào hệ điều hành Linux khiến nó trở thành phần không thể thiếu trong việc làm yếu đi đối thủ cạnh tranh – Microsoft. Sau khi tình trạng bong bóng dotcom bị vỡ năm 2001, nhiều hãng đã quay trở lại với Linux cùng phần mềm mã nguồn mở khác nhằm tiết kiệm tiền bạc.
Vậy chi phí lại một lần nữa trở thành lý do chính khiến tại sao nhiều công ty chuyển hướng sang mã nguồn mở – đó là những gì mà Jeffrey Hammond của hãng Forrester Research (hãng tư vấn) phát biểu. Và chính thành công của mã nguồn mở không còn bị giới hạn theo phần mềm căn bản, chẳng hạn như Linux hoặc Apache, mà một chương trình giờ đây đã có được sức mạnh của các web server. Các hãng mã nguồn mở đang trở nên thịnh vượng trong lĩnh vực cơ sở dữ liệu (ví dụ như Ingres), quản trị doanh nghiệp thông minh (JaperSoft), quản lý quan hệ khách hàng và những ứng dụng khác dành cho doanh nghiệp (SugarCRM, Alfresco). Ngoài ra, các hãng mã nguồn mở đã bắt đầu chuyển sang những thị trường mới nơi không có các đối thủ cạnh tranh độc quyền. Chẳng hạn một công ty đã gọi cho Cloudera phân phối phiên bản của Hadoop, một chương trình giúp các hãng xử lý và phân tích khối lượng dữ liệu được tạo ra bởi những trang web quy mô lớn chưa từng thấy.
Tuy nhiên, chi phí không phải là lý do duy nhất cho sự phát triển ồ ạt của mã nguồn mở. Vì theo Matthew Aslett thuộc hãng 451 Group – một hãng nghiên cứu thị trường thì nhiều hãng giờ đây biết rằng mã nguồn mở trở nên linh hoạt hơn so với các chương trình độc quyền bởi những giấy phép cấp cho các chương trình đó thường bao gồm cả những hạn chế về cách thức chúng có thể được sử dụng ra sao. Mà các công ty không còn nhận thức phần mềm miễn phí như những “kẻ liều mạng” nữa – Aslett cho biết thêm. Lấy ví dụ như việc chính thức yêu cầu chạy các chương trình vô tình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của ai đó trước tòa không còn chứng tỏ là một vấn đề lớn như đã có thời khiến mọi người lo sợ. Hầu hết các hãng mã nguồn mở đều trả lại tiền cho khách hàng khi xảy ra kiện tụng trong bất cứ trường hợp nào.
Và như vậy, tất cả điều này đã dẫn tới việc nhiều công ty phát triển cách tiếp cận thực tế hơn nhiều đối với phần mềm mã nguồn mở. Cuối những năm 1990, việc cài đặt Linux thường trở thành hành động thiện chí công khai chống lại sự thống trị của Microsoft trong ngành công nghệ phần mềm. Ngày nay, các quyết định mang tính lý trí nhiều hơn. Câu hỏi then chốt là liệu những khoản tiết kiệm về phí cấp phép sản phẩm độc quyền có ảnh hưởng lớn tới chi phí bổ sung về nỗ lực tìm kiếm nhân sự nhằm tích hợp và điều hành khả năng thay thế miễn phí. Ông Hammond của Forrester cho biết: “Phần mềm mã nguồn mở trở thành phương tiện cứu cánh. Hầu hết các hãng không thực sự chú ý rằng phần mềm mã nguồn mở là sự tự do mà cho rằng nó là sự miễn phí.”
Bản thân các hãng phần mềm mã nguồn mở cũng ngày trở nên thực tế hơn. Red Hat và đối thủ cạnh tranh chính của mình – Novell, vẫn đang kiếm ra tiền nhờ việc đem cho Linux và tính phí hỗ trợ: khách hàng đăng ký dịch vụ thuê bao có quyền hưởng tất cả mọi sự nâng cấp và gọi cho nhân viên hỗ trợ khi gặp vấn đề về sự cố. Song những năm gần đây vừa chứng kiến sự bùng nổ của những mô hình kinh doanh khác nhau. Phương thức phổ biến là bán những phần mở rộng độc quyền theo lõi nguồn mở. Chính ông Aslett giải thích: “Mô hình hỗ trợ phát triển không tốt lắm.” Sở dĩ như vậy là do mô hình này không tạo được lợi nhuận như mong đợi của các nhà kinh doanh tư bản – những người đã đầu tư hơn 3 tỉ đô-la cho 163 hãng mã nguồn mở từ năm 1997 tới năm 2008 theo một nghiên cứu của hãng 451 Group.
Trái lại, với việc nhận thức rằng nguồn mở có thể giúp tiết kiệm nguồn lực và thu nạp được những ý tưởng hay, các hãng phần mềm độc quyền đang ngày càng nắm lấy việc ưa chuộng những chương trình nguồn mở cho dù hầu hết họ đều đã cải tiến các sản phẩm của mình. IBM đã tung ra phần mềm mã nguồn mở thông qua dòng sản phẩm của mình và được đồn đại quan tâm tới việc mua Red Hat. Nếu thương vụ mua lại Sun Microsystems của Oracle thành công thì đây thậm chí sẽ trở thành danh mục vốn đầu tư mã nguồn mở lớn hơn kể cả MySQL – chương trình phổ biến dành cho cơ sở dữ liệu. Thế nên giờ đây, thậm chí Microsoft cũng phải nắm bắt một cách thận trọng điều mà các nhà quản lý của hãng này từng một lần mô tả như “bệnh ung thư”.
Điện toán đám mây (điện toán máy chủ ảo) – sự chuyển giao sức mạnh xử lý qua mạng Internet từ những kho dữ liệu khổng lồ của các bộ máy được chia sẻ – sẽ còn kéo dài thêm nữa những ranh giới giữa phần mềm độc quyền và phần mềm mã nguồn mở. Hầu hết các hãng đều đang đưa dựa vào mô hình này, chẳng hạn như Amazon hay Google, sử dụng phần mềm mã nguồn mở do việc phải trả phí cấp phép sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh không có lợi nhuận. Tuy nhiên, dịch vụ của các hãng lại đều dựa vào mã do lập trình viên nội bộ phát triển – điều hoàn toàn không thể miễn phí. Trong khi đó, Microsoft lại đang xây dựng một đám mây khổng lồ sử dụng phần mềm của riêng mình. Và nếu điện toán trở thành dịch vụ được chuyển giao qua mạng Internet thì nó sẽ gây ra vấn đề lớn đối với cách thức phát triển phần mềm căn bản.
Điều này có nghĩa rằng yêu cầu về tính mở trong phần mềm trở nên lỗi thời? Hoàn toàn ngược lại. Nếu các hãng phần mềm không cẩn trọng thì chính các công ty và người tiêu dùng có thể sẽ bị khóa lại thành một đám mây mà thậm chí còn chặt hơn là một phần của phần mềm. Sở dĩ có điều đó là do việc di chuyển dữ liệu tập trung vào đám mây có thể quá khó sang cho dịch vụ khác. Và theo Mike Olson – sếp của Cloudera giải thích thì “nếu bạn có ở đâu đó chỉ một GB thôi thì nó chắc chắn phát triển thành quán tính”, khảo sát mới đây cho thấy người ta không thể rời bỏ một dịch vụ lưu trữ tồi bởi không có cách nào để di chuyển dữ liệu.
Kiểu vấn đề này đã làm nảy sinh hoạt động dữ liệu mở. Trong tháng Ba, một nhóm hãng công nghệ do IBM dẫn đầu đã công bố “Bản Tuyên Ngôn Về Đám mây Mở” – vốn từng nhận được sự hỗ trợ của hơn 150 công ty và tổ chức. Điều này tuy chỉ mới bắt đầu nhưng có lẽ ngành công nghệ phần mềm trong thời gian này sẽ không phải chạy theo sự độc quyền lâu dài như trước kia nữa trước khi phát hiện thêm các ưu điểm của tính mở.
Nguồn: Minh Hà dịch từ The Economist
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com