Nghiên cứu, phát triển công nghệ vũ trụ không chỉ là sân chơi của những nước lắm tiền, nhiều của. Những ứng dụng của lĩnh vực này đã tác động trực tiếp đối với sự phát triển của bất cứ quốc gia nào và Việt Nam không là ngoại lệ. Những thành tựu ở lĩnh vực này gần đây của Việt Nam cho thấy chúng ta bắt đầu nhập cuộc.
Cuộc đua tốn kém
Kể từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1 của Liên bang Xô Viết được tên lửa R-7 mang vào không gian ngày 4/10/1957, đến nay đã có hàng vạn vệ tinh được phóng lên tạo thành một tấm thảm bao quanh Trái đất. Không chỉ những quốc gia đi đầu trong chinh phục vũ trụ như Mỹ, Nga, Nhật Bản, các nước châu Âu, những nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ đang chạy đua cùng công nghệ để được làm chủ khoảng không. Mặc dù là một nước chưa phát triển toàn diện về mặt khoa học so với Mỹ, Nga và các nước châu Âu, nhưng Trung Quốc đã có 1.800 hạng mục nghiên cứu không gian được ứng dụng vào các ngành sản xuất. Trong số 1.100 loại vật liệu mới mà nước này chế tạo có 80% được ứng dụng từ kỹ thuật không gian và là một trong 3 cường quốc trên thế giới có đủ khả năng phóng tàu vũ trụ có người lái.
Chúng ta vừa chứng kiến một sự kiện đặc biệt khi tháng 8 vừa rồi, sau hơn nửa năm ròng chu du hàng trăm triệu km trong không gian, phi thuyền mang theo xe tự hành Curiosity đã đáp thành công xuống bề mặt sao Hỏa. Đây là một dự án tổ hợp những tinh hoa công nghệ và được NASA đầu tư tới 2,5 tỷ USD.
Có thể nói, chinh phục vũ trụ là một cuộc khai phá tốn kém nhất trong các lĩnh vực công nghệ. Cần phải có những công nghệ tối tân nhất được trình diễn để vượt ra khỏi những giới hạn ở mặt đất. Không chỉ cần một khoản tiền khổng lồ (tính đến năm 2010, mức đầu tư vào không gian của Mỹ đạt khoảng 500-600 tỉ USD), cuộc chạy đua vào không gian còn đòi hỏi sự tốn kém không thể đo đếm cả về chất xám của cả một cộng đồng khoa học.
Việt Nam cần nhập cuộc
Tại buổi nói chuyện với sinh viên Việt Nam đầu năm 2012, Thái tử Bỉ Philippe đã nhấn mạnh, “Không phải ngẫu nhiên mà từ nửa cuối thế kỷ 20 cho đến nay, nhiều quốc gia đã đầu tư rất lớn vào việc nghiên cứu vũ trụ đặc biệt là công nghệ vũ trụ bởi lẽ càng vươn cao ra ngoài phạm vi không gian, con người càng không ngừng nghiên cứu để tìm ra nhiều kết quả phục vụ lợi ích và sự phát triển của hành tinh chúng ta. Với xu thế phát triển khoa học hiện nay trên thế giới, công nghệ vũ trụ được xác định là một trong những công nghệ ưu tiên cần phát triển trong thế kỷ 21. Việt Nam cũng nằm trong xu thế này”.
Theo GS.TS Nguyễn Quang Riệu, trong thế kỷ 21, chinh phục vũ trụ sẽ là một trong những mục tiêu khoa học mũi nhọn của cộng đồng các nhà khoa học toàn cầu. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Và thực sự là vài năm gần đây chúng ta đã bắt đầu tăng tốc để được chạm vào địa hạt của công nghệ vũ trụ.
Mốc đầu tiên đánh dấu sự kiện này chính là chúng ta đã chi 300 triệu USD để sở hữu VINASAT-1. Đây là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam. Trước đó, chúng ta đã đàm phán mới 27 quốc gia, vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh. Việc phóng Vinasat 1 đã thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết định đúng đắn khi chỉ sau 4 năm đi vào hoạt động, công suất của vệ tinh đã được khai thác tối đa với hơn 90% dung lượng VINASAT-1 đã được sử dụng và đang đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền hình, truyền dữ liệu, truyền dẫn, thoại và Internet… Thực tế cho thấy Vinasat 1 dường như vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao. Do đó, Chính phủ đã quyết định đầu tư cho việc phóng VINASAT- 2 được thiết kế trên nền tảng khung A2100 với công nghệ hiện đại, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm và hoạt động ở 131,8 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh. Như vậy, Việt Nam hiện đang sở hữu 2 vệ tinh viễn thông và thường được ví như hai ngôi sao của Việt Nam trên bầu trời. Từng bước làm chủ công nghệ
Cùng với việc Viện Công nghệ vũ trụ (trực thuộc Viện KHCN Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ kí quyết định thành lập năm 2006 với mục tiêu trở thành viện nghiên cứu đầu ngành về công nghệ vũ trụ, “trào lưu” phát triển lĩnh vực này đang nở rộ không chỉ tại những viện nghiên cứu lớn mà các trường đại học có tiềm năng như Trường ĐH Công nghệ (ĐHQGHN) đã mở mã ngành đào tạo công nghệ vũ trụ với sự hợp tác chặt chẽ với Viện Công nghệ vũ trụ, các trường ĐH và viện nghiên cứu của châu Âu; ĐH KH&CN Hà Nội đã liên kết với các trường đại học Pháp và Viện vật lý Việt Nam tổ chức tuyển sinh khóa học cử nhân và thạc sĩ vũ trụ và ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2012; đồng thời chúng ta đã có kế hoạch gửi những sinh viên ưu tú, có đam mê và dấn thân thực sự tới những đại học danh tiếng của nước ngoài đào tạo, khi về nước trở thành những hạt nhân nòng cốt cho lĩnh vực nghiên cứu này.
Việc Chính phủ xây dựng một trung tâm vũ trụ hiện đại tại Hòa Lạc như là một sự chuẩn bị cho việc phát triển những nhóm nghiên cứu và sản xuất các vệ tinh nhỏ, phục vụ cho các nhu cầu trong nước như: dự báo thời tiết, quan trắc, thăm dò, thu phát sóng truyền thanh - truyền hình, tìm kiếm cứu nạn… là “đầu ra” cho những sinh viên tốt nghiệp hoặc những nhà khoa học về nước làm việc.
Với Việt Nam, những lợi ích của việc phát triển công nghệ vũ trụ là rõ ràng. Tuy nhiên, chinh phục vũ trụ là một chặng đường dài, phải có sự chuẩn bị và khởi động chắc chắn cũng như chiến lược đầu tư lâu dài, trong đó con người là yếu tố quan trọng bậc nhất. Vì vậy cùng với quyết tâm của các nhà quản lý và lãnh đạo, sự nỗ lực của các nhà khoa học trong nước, chúng ta cần kêu gọi sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học Việt kiều. Hiện tại, nhiều người Việt đang công tác tại những trung tâm nghiên cứu vũ trụ lớn của thế giới như Phòng thí nghiệm Phản lực JPL (NASA), Trung tâm Vũ trụ châu Âu (ESO)… ------------------- Tác giả: Đức Phường Nguồn: Tia Sáng
Chuyện Apple, Samsung tự tạo ra sản phẩm riêng để thoát khỏi sự lệ thuộc vào cái bóng Google gợi mở cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam suy nghĩ đến hướng tự tạo ra sản phẩm, những thương hiệu mới trong và ngoài nước, vượt khỏi cái bóng những người khổng lồ.
Doanh số máy tính cá nhân trên toàn cầu đã giảm quý thứ 5 liên tiếp, lâu nhất từ trước tới nay, do người tiêu dùng tiếp tục chuyển hướng sang các dòng máy tính bảng và smartphone trang bị màn hình cảm ứng.
Chỉ khoảng 2 năm trước, 99% các ứng dụng di động mà người dùng Việt sử dụng đều của nước ngoài thì hiện nay, với gần 10 triệu smartphones và 20 triệu thuê bao 3G, việc phát triển các ứng dụng di động đang trở thành xu hướng tiềm năng.
Smartphone ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Một trong những vấn đề lớn nhất mà mọi người dùng smartphone đều gặp phải là thời lượng pin dùng trên máy. Việc sạc điện cho pin mọi lúc mọi nơi đã thu hút được nhiều hãng công nghệ và cả các nhà sản xuất thời trang tham gia.
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Thông tin và Truyền thông, hôm 1/7, ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đề xuất tăng giá cước 3G.
Số thuê bao Internet trên cả nước tính đến cuối tháng 8/2012 ước tính đạt 4,4 triệu thuê bao, tăng 15,6% so với cùng thời điểm năm trước, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết.
Vụ kiện công nghệ lịch sử giữa Apple và Samsung đã có kết quả vào hôm 24/8, khi tòa án Mỹ ra phán quyết công ty của Hàn Quốc xâm phạm bằng sáng chế của đối thủ Mỹ và phải bồi thường trên 1,05 tỷ USD.
Càng phát triển mạnh, những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng càng lớn. Nhưng đồng thời, những nguy cơ cũng tăng theo, nhất là đối với người tiêu dùng.
Hãng điện thoại thương hiệu Việt được cho là thành công nhất tới thời điểm hiện tại sẽ bắt đầu một chiến lược kinh doanh mang tên “hành trình Q-smart”.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản gửi các sở thông tin và truyền thông đề nghị đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các vi phạm trong hoạt động đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước.
Năm ngoái, Margo Sugarman đã mất hàng tháng trời lần mò trong Google để tìm được những vật dụng phù hợp cho căn bếp trong mơ của chị. Tuy nhiên, không chỉ giúp cho người phụ nữ Israel này tìm được món đồ ưng ý với giá cả phải chăng, Google còn giúp Ngân hàng Trung ương Israel đánh giá tình hình của nền kinh tế trị giá 243 tỷ USD này.
5 website âm nhạc gồm Zing, Nhaccuatui, Socbay, Nhac.vui, Nghenhac vừa ký kết với Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam và Công ty MV Corp thực hiện đồng loạt thu phí tải nhạc, dự kiến bắt đầu từ ngày 1/11/2012.
Công ty TNHH Viễn Thông An Bình (ABTel) – đơn vị sở hữu thương hiệu Q-mobile sẽ cho ra mắt một loạt các sản phẩm điện thoại smartphone với thương hiệu mới Q-smart.