Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển phần mềm mới hiểu virus

Các nhà tin học và sinh học đến từ Trường Đại học Southampton đã sử dụng kết hợp sức mạnh của các nguồn tin học trong trường để phát triển phần mềm giúp hiểu rõ hơn về cách thức cấu thành của các virus.

 

Các nghiên cứu gia đến từ OMII-UK – một tổ chức đặt trụ sở tại Trường Điện tử và Tin học thuộc Trường Đại học Southampton - đã hợp tác với 1 nhóm nghiên cứu đến từ Trường Khoa học Sinh học để ra sức tìm hiểu rõ hơn về các virus bằng cách sử dụng những kỹ thuật e-Research mới nhất.

Tiến sĩ Rischard Edwards – Trưởng nhóm Tin học Sinh học và Tiến hoá Phân tử, người đã nghiên cứu cách thức tương tác giữa các protein và đặc biệt chú tâm đến các motip ngắn như các SLiM – đã cộng tác với OMII-UK để mở rộng thêm phần mềm SLiMFinder – một hệ thống so sánh các protein giữa người và virus, và cho phép các nhà sinh học hiểu rõ hơn về cả 2 loại protein này.

Tiến sĩ Edwards giải thích: ‘Một protein có thể là một chuỗi axit amin, giống như 1 chuỗi hạt. Các SLiM gồm khoảng 3-5 axit amin riêng biệt trong protein và có thể đóng vai trò là những con đường tín hiệu cho nhiều protein, bởi vì các SLiM này điều chỉnh những cách thức tương tác giữa các protein. Có khả năng chúng còn hữu ích cho các virus. Chúng rất nhỏ vì thế virus khá dễ dàng tạo ra1 cấu trúc giống hệt chúng, và cướp mất con đường tín hiệu do SLiM điều khiển’.

Sau những cuộc nghiên cứu này, tiến sĩ Edwards đã viết phần mềm SLiMFinder giúp tiên đoán các SLiM chịu trách nhiệm cho những tương tác giữa các protein riêng biệt (bao gồm các tương tác được các virus sử dụng để điều khiển ký chủ của chúng).

Cuộc nghiên cứu này tập trung vào việc tạo ra 1 tiến trình công việc cho phần mềm SLiMFinder. Điều này cho phép các nhiệm vụ lặp đi lặp lại diễn ra một cách tự động, như việc sưu tập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hoặc thao tác dữ liệu và cung cấp 1 giao diện thân thiện với người sử dụng.

(Theo Bluesky (ScienceDaily) // Sở KHCN Đồng Nai )

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Thương mại điện tử thời hội nhập kinh tế
  • Mạng xã hội Twitter lại bị "hacker" đánh sập
  • Yahoo làm mới trang chủ với những thay đổi diện mạo căn bản
  • Mô hình mạng xã hội liệu có bị khai tử?
  • Định giá phần mềm: Càng thực hiện càng vướng
  • Bị phạt nếu chậm cung cấp dịch vụ 3G
  • Chữ ký số - Chìa khóa của thương mại điện tử
  • Dân số Internet Trung Quốc lên tới 338 triệu người
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị