Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ra mắt liên minh môi trường điện toán ảo

Ra mat lien minh moi truong dien toan ao
 

Cisco, EMC cùng với Vmware vừa bắt tay thành lập Liên minh môi trường điện toán ảo (Virtual Computing Environment), một chương trình cộng tác chưa từng có giữa ba nhà cung cấp công nghệ thông tin hàng đầu.

Liên minh được hình thành nhằm giúp nâng cao năng lực của khách hàng trong việc gia tăng tính uyển chuyển trong kinh doanh nhờ mức độ linh hoạt cao hơn của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (IT).  Thông qua việc ảo hóa trung tâm dữ liệu rộng khắp và chuyển đổi sang các cơ sở hạ tầng điện toán đám mây riêng (private cloud infrastructures), chi phí IT, chi phí năng lượng và bất động sản được hạ thấp đáng kể.

Liên minh sẽ mở rộng việc ứng dụng các hệ thống Vblock của khách hàng thông qua hỗ trợ một cộng đồng toàn cầu của các nhà tích hợp hệ thống, các nhà cung cấp dịch vụ, các đối tác kênh và các nhà cung cấp phần mềm độc lập (Independent software vendors - ISV). Liên minh cũng đã xây dựng các năng lực dịch vụ và hỗ trợ trước bán hàng hợp nhất và chuyên nghiệp để giúp khách hàng đơn giản hóa việc ứng dụng.

Cisco, EMC và VMware đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong nhiều năm qua trong một tầm nhìn chung về tương lai của cơ sở hạ tầng IT doanh nghiệp (điện toán đám mây riêng). Một đám mây riêng là một cơ sở hạ tầng IT ảo được điều khiển và vận hành một cách an toàn dành riêng cho một doanh nghiệp. Nó có thể được quản lý bởi doanh nghiệp  đó hoặc bởi một bên thứ ba. Và nó cũng có thể được lắp đặt tại chỗ, lắp đặt ở xa hoặc kết hợp cả hai chế độ. Điện toán đám mây riêng cung cấp các năng lực điều khiển và an ninh của các trung tâm dữ liệu hiện nay với tính uyển chuyển cần thiết cho sáng tạo kinh doanh với chi phí thấp hơn rất nhiều.

Theo ước tính của McKinsey and Company, mức chi tiêu toàn cầu vào cơ sở hạ tầng công nghệ và dịch vụ trung tâm dữ liệu đã vượt quá 350 triệu đô la mỗi năm, trong đó, một nửa dành cho chi phí đầu tư ban đầu (mua sắm thiết bị) và một nửa dành cho chi phí hoạt động (dịch vụ và nhân công). Ngoài ra, ít nhất 70% chi phí đó được dự báo là sẽ gia tăng nhằm duy trì các cơ sở hạ tầng hiện tại, và chỉ có khoảng tối đa 30% được dành cho các chương trình công nghệ và ứng dụng mới để có thể tạo ra sự đột phá cho doanh nghiệp.

Tới năm 2015, khoảng 85 tỷ đô la (tương đương với 20% quy mô của thị trường này) được dự báo là sẽ có thể được hỗ trợ bằng các công nghệ ảo hóa trung tâm dữ liệu và đám mây điện toán riêng.

(Theo Vnmedia)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • ĐTDĐ dùng năng lượng mặt trời - Cuộc cách mạng
  • CNTT Việt Nam 2009 - Điểm nóng CNPM
  • Diễn viên trẻ và “cơn lốc” báo mạng
  • Sẽ kiểm tra tiến độ triển khai 3G
  • Liên minh Bưu chính có tên miền Internet riêng
  • eCIT Vietnam-IT Week - Cơ hội cho doanh nghiệp
  • Chìa khóa phản ứng tổng hợp hạt nhân cho công nghệ chip máy tính tương lai
  • Máy tính - “người cộng tác” mới của khoa học
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị