Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Robot thông minh sẽ hủy diệt thế giới?

 
Robot trong phim "Kẻ hủy diệt". (Ảnh: Internet)

Không nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi nghe nói đến người máy pha trà, tủ lạnh tự động lên danh sách thực phẩm cần mua trong tuần, hay xe ôtô tự động tìm cách đỗ vào gara. 


Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mang lại những bước tiến dài cho các "bộ óc nhân tạo". Tuy nhiên, bản thân giới khoa học cũng đang canh cánh nỗi lo một ngày nào đó sẽ xuất hiện những con robot có trí thông minh hơn con người và quay lại tiêu diệt chính cha đẻ của chúng. 

Từ màn ảnh bước ra cuộc sống 

Nỗi lo trên lớn đến nỗi mới đây, một nhóm nhà khoa học đã bí mật tiến hành một cuộc hội thảo quốc tế về giới hạn của các phát minh robot tại Vịnh Monterey, bang California (Mỹ). 

Các đại biểu cảnh báo nhân loại có thể đánh mất khả năng kiểm soát đối với những cỗ máy vốn đang tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động của con người, từ chiến tranh tới tán gẫu qua điện thoại. Có người đã ví sức sống của robot đã đạt tới mức độ ngang ngửa với loài gián. 

Eric Horvitz, một nghiên cứu gia của hãng Microsoft, đại diện cho Hiệp hội Trí tuệ Nhân tạo đứng ra tổ chức cuộc hội thảo nói trên, nói: "Đó là những công nghệ quyền năng có thể được sử dụng cho mục đích tốt cũng như mục đích xấu".

Theo giáo sư Alan Winfield tại Đại học West of England (Anh), giới khoa học đang bỏ ra quá nhiều thời gian để nghiên cứu trí thông minh nhân tạo nhưng lại quá ít thời gian cho sự an toàn của chúng. "Chúng ta đang tiến nhanh đến chỗ sản phẩm robot mới được mang ra thử nghiệm trước khi được đưa ra giới thiệu, giống như thử nghiệm đạo đức và lâm sàng đối với thuốc chữa bệnh", ông Winfield nói. 

Các nhà khoa học giới thiệu phát minh mới tại hội thảo cũng đồng ý rằng cảnh tượng hãi hùng thường thấy trong các bộ phim khoa học giả tưởng như "Kẻ hủy diệt", "Ma trận", "Minority report"..., trong đó những cỗ máy tự vận hành có khả năng tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu là con người, một ngày nào đó sẽ trở thành hiện thực. 

Trên thực tế, những "robot sát nhân" kiểu này đã bước ra khỏi màn ảnh và xuất hiện trong cuộc sống, đó là những chiếc máy bay không người lái ở các chiến trường Afghanistan và Iraq. Dù hiện tại vẫn được điều khiển bởi con người, nhưng chúng đang phát triển theo hướng ngày càng tự động nhiều hơn. 

Cần có luật robot 

Không chỉ xuất hiện ở chiến trường, rất có thể robot sẽ sớm xuất hiện trên đường phố. Hãng điện tử Samsung (Hàn Quốc) đã phát triển một loại robot tự vận hành để làm thay nhiệm vụ của lính gác biên phòng. Những con robot này có khả năng bắn súng hạ gục mục tiêu. 

Noel Sharkey, giáo sư về trí tuệ nhân tạo và robot tại Đại học Sheffield (Anh) cảnh báo rằng những người máy kiểu này có thể được chính quyền sử dụng thay cho cảnh sát, chẳng hạn trong các cuộc biểu tình bạo động như đã từng diễn ra bên ngoài hội nghị thượng đỉnh G20 tại London vừa qua. Các nhà khoa học đặc biệt lo ngại về việc các thế hệ robot mới nhất có khả năng thực hiện hành vi của con người. 

Tại Nhật Bản, người tiêu dùng đã được sử dụng những con robot có thể "học" hành vi của chủ, như mở cửa, tự tìm ổ cắm điện để sạc pin và nhờ vậy chúng không bao giờ ngừng hoạt động. Một công ty công nghệ của Mỹ thì chế tạo "robot y tá", có khả năng tương tác với bệnh nhân và an ủi họ. Một số nhà khoa học tham gia hội thảo cho rằng chưa nói tới sự xúc phạm nhân phẩm người bệnh, trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu "robot y tá" bị lỗi chương trình điều khiển. 

Một vấn đề nữa nghe có vẻ còn khá "hoang đường" đối với nhiều người, song cũng được đưa ra bàn bạc tại hội thảo. Đó là đến một lúc nào đó robot sẽ trở nên thông minh đến nỗi chúng có thể tự tiến hóa thành những phiên bản tiên tiến hơn mà không cần đến sự trợ giúp của con người. 

Các nhà khoa học cho rằng các nhà phát triển robot cần áp dụng 3 điều luật cho các sản phẩm của họ, do Isaac Asimov, một tiểu thuyết gia viễn tưởng đã đề ra trong các tác phẩm của ông, nhằm bảo vệ an toàn cho con người. 

Theo Asimov, thứ nhất, mỗi robot cần phải được lập trình sao cho không bao giờ giết hại hoặc tấn công con người, hoặc để mặc con người phải chịu đau đớn. Thứ hai, robot luôn phải tuân theo mệnh lệnh con người, trừ phi mệnh lệnh này trái với điều luật thứ nhất. Thứ ba, robot phải tự bảo vệ chúng, trừ phi việc này trái với hai điều luật nói trên./.

(Tin tức/Vietnam+)

 

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Công bố kết quả khảo sát công nghiệp phần mềm Việt Nam
  • Apple: Google Voice làm thay đổi iPhone
  • Trung Quốc “sốt” chợ điện tử
  • Chưa tận dụng được lợi thế
  • Nhân lực công nghệ thông tin: Bao giờ hết thiếu và yếu?
  • Lỗ hổng nguy hiểm trong dịch vụ FTP của Microsoft IIS
  • Nỗi lo sau giấy phép 3G
  • Ấn Độ: Các hãng gia công chuyển sang châu Âu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị