Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Tân binh” ibox.fm - site trình làng

Nội dung của website hoàn toàn là do người dùng tự gây dựng lên.

Nội dung của website hoàn toàn là do người dùng tự gây dựng lên.

Nếu thống kê loại hình dịch vụ Internet nào được cung cấp nhiều nhất ở Việt Nam, có lẽ website nhạc chỉ đứng sau báo điện tử. Và có không ít ý kiến cho rằng, hiện nay dịch vụ nhạc trực tuyến tại Việt Nam đang rơi vào tình trạng bão hòa. Chính vì thế, sự xuất hiện của một website âm nhạc mới dựa trên nền tảng micro- blogging liệu có thổi bùng lên một cơn bão nhạc online?

Còn nhớ, mới chỉ cách đây bốn năm, website nhạc đầu tiên ra đời ở Việt Nam là Nhacso.net. Chưa đầy một ngày sau khi chính thức công bố, server của Nhacso bị tê liệt vì… lượt truy cập quá đông, cho thấy thời điểm đó dân mạng “đói nhạc” thế nào. Nhưng bây giờ đã khác, người nghe nhạc trực tuyến có rất nhiều lựa chọn: ZingMp3, Chacha, YAN, iNghe… Sau này lại có thêm cả Baamboo, Sóc bay, Xa lộ chuyên để tìm nhạc, có Sàn nhạc, Yêu ca hát… để hát karaoke online. Liệu còn cơ hội nào cho “tân binh” ibox.fm – site nhạc có nền tảng micro–blogging?

Một micro-blogging về âm nhạc

Micro-blogging, hay có người gọi là “tiểu blog”, vốn được biết đến nhiều với Twitter, một dịch vụ cho phép người ta phát những tin nhắn ngắn (tối đa 140 ký tự). Trong đó, những người sử dụng dịch vụ không “kết bạn” với nhau như những mạng xã hội khác, mà chỉ cần theo dõi một chiều để biết người kia đang làm gì, nói gì, nghĩ gì…

Xuất phát từ ý tưởng đó, ibox.fm sẽ trả lời câu hỏi “bạn đang nghe gì”. Người dùng sẽ tìm, nghe và chia sẻ nhạc, dùng âm nhạc để thể hiện cảm xúc và trạng thái của bản thân. Nghe qua, có thể người ta chưa thấy lợi ích gì lớn từ việc chia sẻ đó. Nhưng thực tế, dù mới chỉ ra mắt chưa lâu, ibox.fm đang tạo ra một trào lưu mới khiến nhiều bạn trẻ “mắc nghiện”. Không cần có file nhạc, họ vào website và tìm trong cơ sở dữ liệu sẵn có, sau đó phát giai điệu lên, kèm theo một vài lời nhắn ngắn – một câu bình luận về bài hát hoặc đơn giản là một cảm xúc, tâm trạng mà họ muốn gửi gắm trong đó… Rốt cuộc, đó lại chính là cái mà khá nhiều người dùng cảm thấy tâm đắc!

“Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao khi nghe một bản nhạc hay, ta muốn mở to cho tất cả mọi người xung quanh cùng nghe? Hoặc muốn nói với mọi người rằng: tôi đang nghe bài hát này, khi nghe nó tôi cảm thấy vui - buồn thế nào, nhớ đến những kỷ niệm gì…” - một người dùng mang nick name Crab chia sẻ.

Với nick name Gakozu, một bạn trẻ khác cũng cho biết đã “kết dính” với ibox.fm chỉ sau vài ngày tham gia website này: “Tớ đã nghiện nó rồi!”. Hỏi lý do vì sao, cô bạn này không giải thích, nhưng chia sẻ: “Phát nhạc kèm những lời nhắn ngắn là điều chưa bao giờ mình nghĩ đến trước đó. Thử tham gia, sự tò mò của tớ đã được thỏa mãn khi website này mở ra cả một thế giới khác, nghe nhạc theo một cách tớ chưa bao giờ nghĩ đến!”.

Lấy đơn giản thắng phức tạp

Khi mới truy cập vào ibox.fm, ai cũng dễ dàng nhận thấy là website này “giản dị” so với những web nhạc thường thấy, không chỉ ở giao diện mà còn với các chức năng cơ bản mà nó cung cấp. Phần lớn thời gian người sử dụng lưu lại trên website chỉ tập trung vào một việc duy nhất là tìm và phát bài hát, hoặc nghe những bài hát do người khác phát lên, thỉnh thoảng thì trả lời hoặc “tặng sao” cho những bài mình tâm đắc. Thực tế, cũng như nhiều hệ thống micro-blogging khác, Ibox.fm không sử dụng khái niệm “bạn bè”, mà ở đây chỉ có người này theo dõi (follow) người kia. Mỗi thành viên được coi là một DJ và tự do phát những bài hát mình thích, người theo dõi được gọi là “Fan hâm mộ”.

Trong khi các hệ thống nhạc trực tuyến khác thường sẽ phân chia rất tỉ mỉ về thể loại nhạc, ca sĩ, album, thời gian…, thì ibox.fm chỉ có một kho nhạc chung duy nhất và người tham gia tự kiếm nhạc theo tên bài hoặc tên ca sĩ ưa thích của mình. Nội dung của website hoàn toàn là do người dùng tự gây dựng lên, cách thưởng thức nhạc cũng vì thế mà thay đổi. Thay vì tìm nghe theo album hoặc theo ca sĩ, ở ibox.fm bạn có thể tìm nghe theo DJ yêu thích của mình, có thể là sau một quá trình “follow” DJ đó, nhưng đôi khi cũng rất ngẫu hứng.

Nó giúp bạn khám ra những góc khuất mà đôi khi mỗi người tự bỏ qua mất. Một bài hát cũ lâu rồi không nghe lại gợi ra nhiều kỷ niệm đẹp, một bản Jazz là lạ nhưng rất hợp tâm trạng lúc này, một người mới quen và phát hiện ra rằng người đó có gu nghe nhạc thật giống mình…, và có lẽ đấy chính là điều đã khiến các thành viên gắn bó với ibox.fm.

Không ôm đồm quá nhiều tính năng, không cạnh tranh theo xu hướng mở rộng quy mô hệ thống, ibox.fm đi sâu vào những công cụ nhỏ để hỗ trợ và chăm sóc thật tốt cho người dùng của mình. Điểm đặc biệt khiến nó “duyên dáng” hơn chính là  cung cấp những công cụ để mọi người có thể kết nối tài khoản của mình từ ibox.fm tới các hệ thống lớn như Facebook, Blogger, Yahoo… và ngược lại. Như vậy, một người vẫn có thể tham gia các mạng xã hội ưa thích của họ, đồng thời sử dụng ibox.fm như một công cụ để thể hiện sở thích âm nhạc (music status) và kết nối status đó tới tất cả các tài khoản khác.

Cũng chính vì thế, ibox.fm mở ra một thói quen nghe và chia sẻ nhạc hoàn toàn mới, nó khiến người ta thay đổi suy nghĩ rằng website nhạc trực tuyến đã đạt đến giới hạn và không thể có ý tưởng nào mới hơn nữa. Câu chuyện của những nhà phát triển dịch vụ web có thể lại mở sang một trang mới với micro-blogging. Còn với người dùng, không gì tuyệt vời hơn là họ lại có thêm một nơi chốn để thưởng thức, chia sẻ và gắn bó.

(Theo Thanh Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • TV sẽ duyệt web như máy tính
  • Intel sắp ra mắt chip công nghệ 32 na-nô-mét
  • Thu phí đọc báo điện tử: Cứu rỗi hay tự sát?
  • Nhật thử nghiệm phát truyền hình SHV qua vệ tinh
  • EU hỗ trợ 50% chi phí dự án về công nghệ
  • IPTV - xu thế mới của truyền hình tại Việt Nam
  • Việt Nam đứng đầu châu Á-TBD về dùng nettop
  • Hàn Quốc và Việt Nam hợp tác kinh doanh nội dung số
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị