Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EU hỗ trợ 50% chi phí dự án về công nghệ

Ngày 22/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Tổng cục nghiên cứu khoa học của Ủy ban châu Âu tại Việt Nam, tổ chức hội thảo EU - ASEAN về chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ khung lần thứ 7 của Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là FP7.

Hội nghị có sự tham gia của hơn 20 chuyên gia đến từ châu Âu, các nước ASEAN và gần 100 nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà khoa học của Việt Nam.

Chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ khung "mở cửa" đối với bất kỳ một cá nhân, công ty, trường đại học hay một tổ chức nghiên cứu nào trong Liên minh châu Âu và khuyến khích sự tham gia của các nước bên ngoài châu Âu theo một số điều kiện nhất định.

Các dự án được cấp kinh phí dựa trên cơ sở chia sẻ, trong đó Liên minh châu Âu hỗ trợ 50% chi phí cho các dự án nghiên cứu. Phần kinh phí còn lại đến từ các nguồn khác như thông qua các khoản trợ cấp, nguồn kinh phí tư nhân.


Chương trình khung là công cụ chủ yếu của EU tài trợ cho nghiên cứu và triển khai. Mỗi một chương trình khung đều phải được cả Nghị viện châu Âu lẫn Hội đồng các Bộ trưởng phê chuẩn và hoạt động dưới sự giám sát của Ủy ban châu Âu.

Bắt đầu thực hiện từ năm 1984, cho đến nay EU đã thực hiện được 6 chương trình và đang hỗ trợ chương trình khung giai đoạn 2007 - 2013.

Trong các chương trình khung, Việt Nam là nước thụ hưởng quan trọng thứ 3 ở châu Á với 42 dự án đa phương, có tổng giá trị 26 triệu euro. Các dự án tập trung vào những chủ đề như nuôi trồng thủy sản và trồng rừng; phòng chống dịch bệnh y tế; khoa học đời sống, gene và công nghệ sinh học cho nông nghiệp, công nghệ nano; chất lượng và an toàn lương thực thực phẩm; phát triển bền vững, nghiên cứu hỗ trợ chính sách./.

(Theo TTXVN)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • IPTV - xu thế mới của truyền hình tại Việt Nam
  • Việt Nam đứng đầu châu Á-TBD về dùng nettop
  • Hàn Quốc và Việt Nam hợp tác kinh doanh nội dung số
  • Cách tân thung lũng Silicon
  • Công nghệ kết nối và giá trị nhân bản
  • OFT chia sẻ kinh nghiệm 3G tại Vietnam Telecoms 2009
  • Phát triển các khu công nghệ cao - Cần đầu tư theo chiều sâu
  • Nghịch cảnh của các công ty web 2.0
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị