Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thảo luận các tiêu chí đánh giá phần mềm diệt virus tốt

Sự quan tâm của dư luận về kết quả cuộc bình chọn "Sản phẩm an toàn thông tin được ưa chuộng nhất năm 2009" đã làm nóng buổi thảo luận "Các tiêu chí đánh giá giải pháp phòng chống virus", chiều 24/11.

Sáng 24/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) công bố giải nhất cuộc bình chọn "Sản phẩm An toàn thông tin được người dùng ưa chuộng nhất trong năm" thuộc về phần mềm BKAV Pro 2009 của Bkis Internet Security. 


Cuộc bình chọn được VNISA phối hợp với Tạp chí Thế giới Vi tính (PC World) tổ chức và thực hiện trên website của Tạp chí Thế giới Vi tính (http://pcworld.com.vn).

Ngay sau đó, kết quả bình chọn đã thu hút sự chú ý của dư luận đến mức, buổi thảo luận kỹ thuật diễn ra chiều ngày 24/11, trở thành diễn đàn trao đổi sôi nổi về việc đánh giá giải pháp phòng chống virus.

Buổi thảo luận có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia đến từ các công ty an ninh tin học lớn ở Việt Nam như Bkis, CMC, McAfee, Nam Trường Sơn (nhà phân phối Kasperky)..., giới công nghệ thông tin và những người quan tâm. 

Tổng giám đốc Bkis, ông Nguyễn Tử Quảng cho biết: "Giải thưởng này là thắng lợi không chỉ của riêng Bkav, mà là của người Việt Nam nói chung. Chúng tôi tự hào với kết quả này bởi điều đó thể hiện sự tin tưởng của người sử dụng Việt Nam, cũng như của giới chuyên môn thuộc VNISA với một sản phẩm công nghệ cao được sản xuất trong nước".

Buổi Thảo luận kỹ thuật: Các tiêu chí đánh giá giải pháp phòng chống virus, chiều 24/11, là dịp đầu tiên các đại diện doanh nghiệp phần mềm diệt virus lớn có mặt trên thị trường Việt Nam trao đổi với giới công nghệ thông tin và người quan tâm. Ảnh: Tuấn Linh

Trước câu hỏi: "Một giải pháp an toàn thông tin, cụ thể là phần mềm diệt virus máy tính cần có tiêu chí chung nào?", có nhiều ý kiến đưa ra, có thể giúp doanh nghiệp, người dùng cá nhân lựa chọn phương án bảo vệ máy tính và hệ thống hiệu quả.

Trả lời câu hỏi trên, ông Hoàng Tuấn Đạt, đại diện cho Nam Trường Sơn, cho rằng, phần mềm diệt virus tốt là phần mềm được thị trường chấp nhận và chuyên gia, tổ chức độc lập đánh giá cao. Tuy nhiên, việc đưa ra tiêu chí còn tùy thuộc xem tiêu chí đó áp dụng cho giới chuyên môn hay khách hàng. "Người dùng chuyên môn có cách nhìn chuyên sâu với đòi hỏi, so sánh khách người dùng phổ thông", ông Đạt nói.

Còn ông Vũ Trung Lợi, đại diện của McAfee, cho rằng: "Không có bộ tiêu chí rõ ràng cho tất cả". Theo ông Lợi, việc đặt ra tiêu chí phụ thuộc nhiều vào đối tượng khách hàng, vì nhu cầu bảo vệ máy tính của doanh nghiệp, người dùng cuối, người dùng đơn lẻ là rất khác nhau. Thêm vào đó, ở mỗi lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, tài chính hay viễn thông cũng có những tiêu chí khác nhau.

Bổ sung ý kiến này, ông Rathasiri Kaikeaw, đại diện của Trend-Micro đưa ví dụ, trong việc lựa chọn giải pháp bảo vệ máy tính ở Thái Lan, có doanh nghiệp chỉ coi trọng việc cập nhật nhanh nhưng lại có doanh nghiệp coi trọng giải pháp nào thỏa mãn nhu cầu quản lý bảo mật theo hướng tập trung hóa... "Chúng tôi từng có khách hàng là doanh nghiệp có tới 5.000 máy tính đòi hỏi giải pháp quản lý tất cả phần mềm, phần cứng, vá lỗi... mà chỉ ba quản trị mạng thực hiện", ông Kaikeaw kể.

Tuy nhiên, đại diện Bkis, doanh nghiệp vừa nhận giải thưởng của VNISA, ông Vũ Ngọc Sơn, cho rằng, dù hướng tới nhiều đối tượng khách hàng và có những tiêu chí mở rộng dành riêng cho doanh nghiệp và người dùng đơn lẻ, một phần mầm diệt virus tốt cần đảm bảo ba tiêu chí: khả năng phòng virus trước khi lây lan vào máy tính; khả năng chống virus cũng như các biến thể mới xuất hiện, chưa được cập nhật; hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng.

Đại diện cho CMC, ông Triệu Trần Đức đưa ra tiêu chí cho phần mềm diệt virus tốt, đó là phần mềm phải phát hiện và diệt triệt để virus, khi có virus mới thì thời gian cập nhật phải nhanh. "Chưa phát hiện virus thì chưa diệt được. Nhưng khi đã phát hiện mà diệt được 99% virus cũng là vô nghĩa", ông Đức nói. Thêm vào đó, theo ông Đức, phần mềm diệt virus tốt không được chiếm dụng tài nguyên máy tính. Ông Đức cho biết, có trường hợp người dùng bực mình vì sau khi cài phần mềm bảo vệ, máy tính còn chạy chậm hơn khi có virus.

Ngoài ra, ông Đức cho rằng, việc "chấm điểm" phần mềm hiện nay có một số hạn chế. Các công đoạn đánh giá chỉ chỉ ra phần mềm có phát hiện tốt hay không. Hơn nữa, mỗi lần đánh giá, các chuyên gia lại phải cài lại hệ điều hạnh nên mỗi tháng chỉ kiểm tra được khoảng 50-60 phần mềm. "Các cuộc thi hay kiểm định chỉ mang tính chất tương đối, rất tương đối", ông Đức kết luận.

Đồng ý với ý kiến này, ông Nguyễn Trường Sơn, thành viên VNISA, cho biết, việc bình chọn chủ yếu là để đánh giá mặt bằng tri thức về an toàn thông tin và sản phẩm an toàn thông tin.

Dưới đây là một số kết quả thăm dò, bình chọn liên quan đến phần mềm phòng, chống virus, thực hiện trong năm 2009:

Kết quả thăm dò của VNISA về sự lựa chọn phần mềm diệt virus của người dùng Việt Nam. VNISA cho biết, kết quả không có tính chất thống kê, chỉ mang tính tương đối.

VNISA công bố kết quả bình chọn sản phẩm phòng chống mã độc hại. Trong đó, BKAV Pro 2009 đã vượt qua các đối thủ nước ngoài. BKAV được đánh giá thân thiện với người dùng vì có giao diện tiếng Việt.

Kết quả bình chọn phần mềm chống virus công bố vào tháng 7/2009 công bố trên website của PC World. Ông Nguyễn Trường Sơn cho biết, Kaspersky đã rút khỏi cuộc bình chọn do VNISA và PC World tổ chức vì lý do riêng.

Kết quả bình chọn thăm dò trên trang chủ VNISA.

Tiêu chí đánh giá sản phẩm phòng chống virus của VNISA, công bố chiều 24/11:

1. Khả năng phát hiện và tiêu diệt được nhiều nhất có thể được các virus phổ biến và mới xuất hiện. Nghĩa là phải có cơ sở dữ liệu nhận dạng virus lớn:

1.1 Về chủng loại: Tìm, phát hiện, cảnh báo và diệt các loại virus (boot, file, macro, scripts), malware, worm, trojan (spyware, adware, key-logger, backdoor), rootkit, logic bomb và các loại virus biến hình, siêu hình, cryptovirus...
1.2 Về phương thức: Qua các thiết bị ngoại vi (USB, CD, DVD-ROM); Qua mạng LAN, Internet, Email, Web, Chat, Backdoor; Qua các file chạy (các phần mềm keygen, crack...).

2. Khả năng cập nhật cơ sở dữ liệu virus một cách tự động, thường xuyên và nhanh nhất có thể được, đặc biệt là tại các thời điểm có virus nguy hiểm mới xuất hiện:

2.1 Có máy chủ tốc độ cao, phục vụ nhiều người 24/24, có thể đáp ứng hàng triệu update mỗi ngày.
2.2 Có khả năng cảnh báo cho người dùng khi có những nguy cơ cao (email, điện thoại).
2.3 Có cơ chế gửi mẫu virus cho nhà phát triển (tự động hoặc công cụ cho người dùng).
2.4 Có hỗ trợ kỹ thuật online, call center, respone time.

(Theo Báo Đất Việt)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Cơ hội của thương mại điện tử
  • Microsoft trả tiền để loại bỏ tin của Google
  • Google xin lỗi bà Obama vì kết quả tìm kiếm phản cảm
  • Hệ điều hành tiếng Việt cho netbook và nettop
  • Xây dựng Chính phủ điện tử là một việc làm lâu dài
  • iPhone bẻ khóa lại là “mồi ngon” của virus mới
  • Quản lý giấy phép mặc định của UNIX với adduser và umask
  • MobiFone sẽ hỗ trợ thuê bao 3G chống virus
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị