Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng Chính phủ điện tử là một việc làm lâu dài

Xay dung Chinh phu dien tu la mot viec lam lau dai
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng trả lời trực tuyến trên VTC2 sáng 22/11.
 

- Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng, xây dựng Chính phủ điện tử là việc làm liên tục và lâu dài, chừng nào chúng ta còn, xã hội còn thì việc hoàn thiện các quy trình hành chính của nhà nước còn tiếp tục.

Với chủ đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam”, chương trình đối thoại trực tuyến tháng 11 của Bộ Thông tin và Truyền thông do Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng thực hiện vừa diễn ra vào lúc 10 giờ sáng qua, 22/11.Chính phủ điện tử, theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng, hiểu theo cách đơn giản là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Chính phủ, cung cấp thông tin và các dịch vụ hành chính công trực tuyến nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp và phát huy tốt hơn quyền làm chủ của người dânChính phủ điện tử bao gồm 3 yếu tố chính. Thứ nhất, là thông tin và dịch vụ mà Chính phủ cung cấp hoặc giao tiếp với công dân/tổ chức/doanh nghiệp (G2B - Government to Business và G2C - Government to Citizen) như: cung cấp các thông tin về các luật lệ, quy chế, chính sách… và các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử.Thứ hai, các hoạt động điều hành tác nghiệp, trao đổi thông tin trong nội bộ của từng cơ quan và giữa các cơ quan với nhau: giữa các cơ quan nhà nước ngang cấp, giữa các cơ quan nhà nước theo ngành dọc hay giữa chính quyền trung ương và địa phương (G2G - Government to Government) nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình, cung cấp thông tin, dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp như đã nói ở trên. Các hoạt động này có thể kể ra như: việc quản lý, lưu trữ, khai thác, xử lý công văn tài liệu, các biểu báo, thống kê... Nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn, cơ quan nhà nước ở đây không chỉ bao gồm các cơ quan thuộc khối hành pháp (các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp) mà còn bao gồm cả các cơ quan thuộc khối lập pháp (Quốc hội), tư pháp (Tòa án, Viện kiểm sát) hay các cơ quan Đảng. Ba là tạo thêm các kênh thông tin mới giúp cho người dân thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của mình (thông qua các diễn đàn trao đổi, đóng góp ý kiến, đề xuất cơ chế chính sách, chuyên mục hỏi đáp,…).Việc triển khai Chính phủ điện tử phải thực hiện theo từng giai đoạn. Việt Nam căn cứ theo quá trình triển khai thực tế để đề xuất một bước đi, một giải pháp phù hợp để làm sao tối ưu hóa tiến trình tiến tới Chính phủ điện tử như mong muốn. Xây dựng Chính phủ điện tử là việc làm liên tục và lâu dài, chừng nào chúng ta còn, xã hội còn thì việc hoàn thiện các quy trình hành chính của nhà nước còn tiếp tục. Ở nước ta, đến nay cũng đã có nhiều người sử dụng Internet, biết sử dụng CNTT nhưng ở mức độ còn khá đơn giản, vì vậy với số đông thì đây là một thách thức, nhà nước phải có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cũng như khả năng sử dụng CNTT.Thực tế việc sử dụng Chính phủ điện tử xuất phát từ nhu cầu tự thân của các đơn vị, đặc biệt cơ quan nhà nước ở các cấp độ có giao tiếp với người dân thì sẽ phải thực hiện chính phủ điện tử sớm hơn.Lý do mà các trang tin điện tử của các cơ quan Nhà nước không cập nhật thường xuyên theo Thứ trưởng đó là do nhiều lãnh đạo cơ quan chưa quan tâm đúng mức, chưa thấy rằng việc cập nhật thông tin lên website của cơ quan mình là thật sự cần thiết và quan trọng và còn khó khăn về nhân lực, tài chính. Với hai khó khăn này, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng đang từng bước tháo gỡ, khắc phục.Đặc biệt, trong tháng 7/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư yêu cầu cơ quan Nhà nước thuộc Bộ phải cung cấp những văn bản pháp luật liên quan đến cơ quan mình, cung cấp dịch vụ hành chính của nền hành chính công thuộc cơ quan mình để người dân có thể hiểu, nắmrõ. Bộ cũng đang có dự dịnh sẽ ra một Nghị định quy định rõ trách nhiệm phải cung cấp thông tin tới người dân.

Ngoài ra, Bộ cũng đã đưa ra giải pháp cụ thể: một năm sẽ có hai lần tổ chức đánh giá xếp hạng các trang tin điện tử của các cơ quan trong Bộ để các cơ quan thấy mình còn thiếu thông tin gì từ đó có giải pháp khắc phục. Đây sẽ là cơ hội để các địa phương đóng góp ý kiến giúp các cơ quan điều chỉnh…

Những yếu tố trên theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng sẽ góp phần giúp Việt Nam dần xây dựng được một mô hình Chính phủ điện tử thành công, phù hợp với sự phát triển của quốc gia.

(Theo Vnmedia)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • iPhone bẻ khóa lại là “mồi ngon” của virus mới
  • Quản lý giấy phép mặc định của UNIX với adduser và umask
  • MobiFone sẽ hỗ trợ thuê bao 3G chống virus
  • Đại học... YouTube
  • Giới công nghệ 'ngáp dài' với Chrome OS
  • iPhone bị sâu mới tấn công
  • Phát triển 3G: Nhìn từ Malaysia và Indonesia
  • Bản quyền sách số: Google thất thế tại EU, gặp khó ở Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị