Mặc dù có 5 nhà cung ứng dịch vụ Internet băng rộng, thế nhưng hiện thị phần dịch vụ này chủ yếu vẫn nằm trong tay VNPT với dịch vụ Mega VNN bởi nhà cung ứng chủ đạo này đã tập trung đầu tư theo chiều sâu.
Giới phân tích cho rằng, Internet băng rộng muốn phát triển cần phải dựa trên các yếu tố như hạ tầng mạng băng rộng được đầu tư rộng khắp và được sự hỗ trợ tích cực của mạng lưới điện thoại cố định. Trong khi đó, việc đầu tư cho hạ tầng băng rộng và cố định rất lớn, không thể thu hồi vốn nhanh như mạng di động. Vì vậy, tuy FPT Telecom thức thời khá sớm để cung ứng dịch vụ Internet tốc độ cao, thế nhưng nhà khai thác này cũng chỉ loanh quanh ở một vài thị trường màu mỡ. Viettel cũng chưa một lần tuyên bố về "ước mơ" dẫn đầu thị trường Internet băng rộng.
Kinh nghiệm tại các nước trên thế giới, nhà cung ứng dịch vụ viễn thông mới tham gia thị trường có thể qua mặt nhà cung ứng chủ đạo đối với dịch vụ di động, nhưng khó có thể qua nổi họ về dịch vụ cố định và Internet băng rộng.
1 tỷ USD cho băng rộng
Mặc dù các nhà khai thác dịch vụ khẳng định nhu cầu và tốc độ phát triển dịch vụ Internet băng rộng đang ở mức "bùng nổ", nhưng cho đến thời điểm này, tổng số thuê bao Internet băng rộng của cả Việt Nam mới chỉ khoảng 1,5 triệu thuê bao, đang ở mức thấp so với nhu cầu của thị trường hơn 80 triệu dân.
Quyết tâm thực hiện vai trò chủ lực trong việc đẩy con số thuê bao Internet băng rộng của quốc gia ngang với các nước phát triển, VNPT đã đầu tư một nguồn vốn lớn. Một quan chức của VNPT cho biết, trong năm 2008 và 2009, VNPT sẽ đầu tư 1 tỷ USD cho mạng băng rộng. Hết năm 2008, mạng đường trục của VNPT có thể được nâng lên đến 200 Gbps và có thể nâng tiếp lên đến 300 Gbps - tương đương với các nước phát triển và đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Việc xây dựng mạng băng rộng là việc đầu tư cho tương lai để đi trước đón đầu cho chiến lược phát triển của VNPT. Hiện nhiều nước trên thế giới đã lấy tiêu chí tỷ lệ thuê bao băng rộng thay cho tỷ lệ sử dụng máy điện thoại để đánh giá mức độ phát triển của quốc gia. Các chuyên gia cho rằng, sẽ đến thời kỳ phát triển của băng rộng. Ông Trần Mạnh Hùng - Uỷ viên Hội đồng Quản trị của VNPT cũng cho rằng, hiện nay doanh thu bình quân trên 1 thuê bao Mega VNN tương đối lạc quan và điều này khẳng định tiềm năng lớn của thị trường với dịch vụ này.
Mạng cố định làm đòn bẩy
Ông Phạm Hồng Hải - Vụ trưởng Vụ Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, trong tương lai hạ tầng mạng băng rộng quốc gia phải dựa trên mạng cố định. Nếu các DN không phát triển mạng điện thoại cố định mà tập trung nhiều cho mạng di động sẽ không thể có hạ tầng băng rộng quốc gia. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có chính sách hỗ trợ và phát triển mạng điện thoại cố định.
Với lợi thế mạng cố định và hạ tầng băng rộng đã được triển khai, cho đến thời điểm này, VNPT đang là DN dẫn đầu cung ứng dịch vụ Internet băng rộng trên tất cả các huyện trên phạm vi toàn quốc. Theo phân tích của giới chuyên môn, trên một đường dây cáp điện thoại cố định đến nhà thuê bao, VNPT có thể "ký sinh" trên đó thêm một thuê bao Mega VNN. Như vậy, chỉ cần đầu tư một đường cáp, nhưng VNPT đã có thể cung ứng đầy đủ các dịch vụ cho thuê bao của mình.
(Theo DDDN)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com