Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xu hướng ứng dụng SOA ở châu Á

Minh họa: Khều.
 

Gần đây, kiến trúc hướng đến dịch vụ (Service-Oriented Architecture – SOA) được báo chí về công nghệ thông tin thế giới nhắc tới rất nhiều. Trong bài viết này, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng giám đốc Oracle Việt Nam và Đông Dương, chia sẻ với chúng ta kinh nghiệm ứng dụng SOA, các mối quan tâm của doanh nghiệp  và xu hướng ứng dụng SOA ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Có nhiều cách định nghĩa SOA. Có định nghĩa mang tính kỹ thuật, thường liên quan đến một số thuật ngữ như WSDL, SOAP, XSD, XML, SCA... Cũng có định nghĩa mang tính nghiệp vụ thể hiện tính liên kết giữa các khả năng công nghệ thông tin (CNTT) với mô hình nghiệp vụ trong doanh nghiệp.

Xét cho cùng, dịch vụ là những gì mà doanh nghiệp nghĩ rằng họ đang cung cấp cho khách hàng. Do đó, SOA chính là nền tảng CNTT để cung cấp những dịch vụ đó. Oracle bắt đầu nhận thấy SOA tái thiết vai trò của CNTT đối với việc đổi mới kinh doanh và đây chính là con đường dẫn tới sự đổi mới nhanh nhất cho khách hàng.

SOA không phải là một phần mềm riêng lẻ, đó là cơ chế kiến trúc lại hệ thống nhằm nâng cao khả năng chia sẻ thông tin và ứng dụng. SOA giúp các tổ chức hai việc:

- Đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả cho môi trường CNTT phức tạp.

- Tạo ra kiến trúc tích hợp các ứng dụng, cho phép các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu mới của khách hàng trong môi trường cạnh tranh và không ngừng thay đổi.

Ở phương diện nào đó, SOA là một giải pháp cho tính phức tạp của CNTT. Bằng việc đơn giản hóa các khả năng của CNTT thành các dịch vụ nghiệp vụ cụ thể được sắp xếp và quản lý, giám sát và đánh giá, các khả năng CNTT (hay nói cách khác là danh mục dịch vụ nghiệp vụ – business services portfolio) nhờ đó được nhìn nhận từ góc độ cung cấp các dịch vụ nghiệp vụ cho doanh nghiệp hơn là các ứng dụng và hệ thống công nghệ.

Một trong những yếu tố “hấp dẫn” là SOA phát triển dựa trên sự thay đổi do các yêu cầu kinh doanh thay đổi không ngừng. Nhưng kiến trúc và phương pháp tiếp cận hiện tại quá cứng nhắc đã cản trở sự thay đổi. Điều này buộc các khách hàng phải xem xét, chỉnh sửa hoặc nâng cấp lại kiến trúc, đòi hỏi đầu tư nỗ lực, kinh phí trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Ngay từ ban đầu, việc kết hợp công nghệ và các nguyên tắc tuân thủ của SOA cho phép các nhà phát triển ứng dụng xây dựng những ứng dụng hoàn chỉnh bằng cách từng bước hoàn thiện, tăng cường và đổi mới các dịch vụ đã cung cấp từ giai đoạn trước. Nó bảo đảm sự gắn kết hài hòa cả hai mô hình tự phát triển (in-source) – đổi mới là động lực chính cho sự thay đổi và mô hình thuê khoán bên ngoài (out-source) – giảm chi phí và tái sử dụng cũng là động lực cho sự thay đổi.  

Một trong những định nghĩa sai lầm nhất về SOA là coi SOA là một công nghệ. Mặc dù SOA hoạt động được là nhờ công nghệ, nhưng khách hàng cần phải chuyển đổi từ chỗ chỉ việc tích hợp công nghệ SOA sang việc phải điều chỉnh các phương pháp thực hiện dự án, chính sách bảo trì và thay đổi để đạt được các lợi ích về khả năng trưởng thành và đáp ứng.

SOA thực sự cần thiết như thế nào?


Rất nhiều người đã hỏi rằng, liệu SOA có phải là thứ “có cũng tốt” hay là cái thực sự cần cho doanh nghiệp ?

Thật ra, SOA sẽ nhanh chóng trở nên cần thiết khi các doanh nghiệp bắt đầu nhận ra rằng lợi ích nó mang lại vượt xa các khía cạnh kỹ thuật : đó chính là sự lớn mạnh về khả năng ứng dụng CNTT. Giống như Internet tạo ra con đường mới cho thương mại, SOA chỉ ra cho khách hàng con đường để cấu trúc tổ chức CNTT thành các danh mục, các dịch vụ thay vì là các hệ thống và ứng dụng. Oracle khuyến khích khách hàng nghiên cứu SOA để tìm ra những phương thức chủ chốt dẫn đến thành công trước khi họ bắt đầu các dự án. Điều này cho phép doanh nghiệp tập trung vào cái gì là quan trọng nhất.

Hầu hết các khách hàng của Oracle đã bắt đầu triển khai các ứng dụng dựa trên kiến trúc SOA. Một số khách hàng đã áp dụng vài năm nay và sử dụng các công nghệ độc quyền nhưng hoàn toàn phù hợp với những nguyên lý SOA.

Ở điểm nào đó, doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ SOA và công bố rằng họ đang triển khai dự án SOA. Và trên thực tế, sự thành công trong việc triển khai các dự án đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của SOA. Điều đó giải thích tại sao Oracle đã rất năng động khi làm việc với khách hàng trong những dự án dựa trên SOA ban đầu để góp phần bảo đảm các dự án này thành công.

Khi những dự án SOA ban đầu thành công, doanh nghiệp thường có xu hướng sử dụng công nghệ SOA trong các dự án tiếp theo. Chúng tôi khuyến khích khách hàng cân nhắc cả hai yếu tố thành công về mặt kỹ thuật và thành công về mặt nghiệp vụ. Điều này sẽ cho phép các bên liên quan trực tiếp thấy được lợi ích của SOA. Một số tiêu chí đánh giá bao gồm số lượng các dịch vụ tái sử dụng, số lượng dịch vụ được sử dụng, chi phí của dịch vụ. Những tiêu chí này là cơ sở để tính toán khả năng hoàn vốn đầu tư (ROI) cho khách hàng.

Mức độ ứng dụng SOA ở châu Á tăng 44%

Một cuộc nghiên cứu gần đây của Forrester cho thấy việc ứng dụng SOA ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 44%. Theo số liệu của Oracle, ở Việt Nam nhu cầu về nền tảng công nghệ SOA của Oracle (Oracle SOA Technologies) rất lớn. Để giúp khách hàng của Oracle ở Việt Nam đưa ra được các quyết định quan trọng về CNTT, Oracle đã và đang chia sẻ thành công việc triển khai các ứng dụng sử dụng nền tảng công nghệ Oracle SOA trên toàn thế giới để họ hiểu được những lợi ích mà họ có thể đạt được. Các doanh nghiệp trong nước thường muốn biết SOA mang lại những gì cho các doanh nghiệp tương tự trên thế giới.

Như đã đề cập ở trên, Việt Nam và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á rất quan tâm đến việc tìm hiểu kỹ càng về SOA và đã thực hiện những dự án SOA đầu tiên. Rõ ràng là những thành công của các dự án SOA ban đầu này đã cho thấy SOA không chỉ là công nghệ. Có rất nhiều khách hàng bàn về việc thay đổi phương pháp thực hiện dự án để đạt được những lợi ích lớn hơn từ SOA vì họ đã nhìn thấy sự liên hệ giữa phương pháp và kết quả sẽ đạt được.  

Ngành viễn thông, một ngành có những hệ thống thông tin phức tạp nhất trên thế giới, đã thể hiện mình là một trong những ngành triển khai SOA thành công nhất. Ngành dịch vụ tài chính hiểu rất rõ về các dịch vụ và quy trình nghiệp vụ đang ngày càng tiếp cận với SOA cho phép họ phát triển các dịch vụ mới nhanh hơn. Chúng ta cũng đã được thấy những lợi ích to lớn trong những ngành dịch vụ công, bán lẻ cũng như lĩnh vực sản xuất.

Nói như vậy không có nghĩa là Oracle không gặp những thách thức nào trong việc chinh phục thị trường Việt Nam. Oracle phải tìm cách thay đổi được quan điểm của các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng SOA phức tạp và tốn kém hơn việc phát triển các ứng dụng và tích hợp truyền thống. Trên thực tế, doanh nghiệp khách hàng không nhất thiết phải tính toán tổng chi phí để sở hữu các sản phẩm CNTT, nhưng nếu làm họ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng chi phí sẽ giảm đáng kể khi triển khai dịch vụ đó.  

Cũng có một số cách khác để thay đổi những nhận thức sai lầm này là làm việc với các bên liên quan để phát triển một mô hình nghiệp vụ (business case) cho SOA. Oracle đã thực hiện nhiều lần với các khách hàng thông qua kế thừa các mô hình giá trị SOA (SOA Value Patterns) đã được khách hàng khác ứng dụng thành công.

(Theo Tô Hà lược // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • CDMA2000 trở thành công nghệ 3G triển khai rộng rãi nhất trên thế giới
  • Ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động ngân hàng
  • Công nghệ chip tăng trưởng doanh số 3,3%
  • Được mất khi sử dụng mạng xã hội
  • “Miếng mồi ngon” của hacker
  • MobiFone cung cấp dịch vụ nhắn tin SMS giọng nói và Music Talk
  • Marketing thời 3G
  • Chia sẻ tệp tin dung lượng lớn qua mạng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị