Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý

Sâm Việt Nam là một trong năm loại sâm quý trên thế giới hiện nay, được phát hiện tại vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam trên độ cao 1.500 đến 2.200 m. Ngoài tác dụng tăng lực, chống lão hóa, tăng sức đề kháng như các loài sâm khác, sâm Việt Nam còn có tính kháng khuẩn, chống stress tâm lý. Các nhà khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gien và phát triển cây sâm Việt Nam.

Sâm Ngọc Linh

Sâm Việt Nam đã thoát khỏi nguy cơ tiệt chủng

Sâm Việt Nam hay còn gọi là Sâm Ngọc Linh, sâm K5 (tên khoa học: Panax vietnamensis) là loại thảo mộc quý, được các nhà khoa học phát hiện ở vùng núi Ngọc Linh (thuộc huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam và Ðác Tô, tỉnh Kon Tum) năm 1973. Sâm Việt Nam được xếp đầu bảng trong sách Ðỏ thực vật Việt Nam. Theo các nghiên cứu khoa học loại sâm này có tác dụng phòng chống ung thư, chống trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, tăng cường hoạt động của não bộ, phòng chống phóng xạ, kháng viêm, giảm đau, hạ đường huyết, chống lão hóa, điều hòa hoạt động tim mạch, phòng chống xơ vữa động mạch. Nghiên cứu về dược lý lâm sàng cho thấy, sâm Việt Nam giúp người bệnh cảm thấy ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực được cải thiện, thể hiện có hiệu lực tốt đối với người bệnh đang dùng thuốc kháng sinh, tác dụng hiệp lực với thuốc trị đái tháo đường, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bệnh huyết áp thấp. Khi dùng để điều trị bệnh gan cấp, sâm Việt Nam có tác dụng làm chức năng gan hồi phục nhanh chóng giảm khả năng chuyển thành bệnh mãn tính. Sâm Việt Nam được các nhà khoa học Nhật Bản và Hàn Quốc xếp cùng hạng với năm loại sâm quý nhất thế giới.

Trong nhiều năm liền, do bị khai thác quá mức và không được chú trọng, bảo tồn cho nên cuối thập kỷ 90, Sâm Việt Nam đã đứng trước nguy cơ tiệt chủng. Ðể nỗ lực cứu cây sâm quý, các ngành chức năng ở Quảng Nam, Kon Tum đã lập những chốt điểm trồng sâm ở quanh núi Ngọc Linh, nơi có những điều kiện phù hợp cho sự phát triển của cây sâm Việt Nam. Tính đến năm 2008, diện tích sâm trồng tập trung và phân tán tại Quảng Nam đạt mười ha với khoảng 500 nghìn cây, tại Kon Tum diện tích trồng đạt bảy ha với khoảng 160 nghìn cây sâm. Ngoài tự nhiên gần như không còn phát hiện được sâm mọc hoang, loại cây này chỉ còn trên các vườn trồng trọt nên độ an toàn của nguồn gien Sâm Việt Nam vẫn còn rất thấp. Quy trình gieo hạt cho cây Sâm lại gặp nhiều khó khăn tỷ lệ thành công chỉ đạt khoảng 60%. Ðến nay, Sâm Việt Nam đã thoát khỏi nguy cơ tiệt chủng nhưng vẫn chưa được thật sự quan tâm và đầu tư tương xứng tiềm năng và yêu cầu của nó, chiến lược phát triển và bảo tồn loại cây này chưa được các cơ quan trung ương và địa phương thống nhất nên hiệu quả còn rất hạn chế.

Ứng dụng khoa học và công nghệ để phát triển Sâm Việt Nam

Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cây giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch đã góp phần giúp loại cây này thoát khỏi nguy cơ tiệt chủng. Cây Sâm Việt Nam bước đầu đã được bảo tồn, nhân giống và sản xuất ra các chế phẩm để chăm sóc sức khỏe của nhân dân và tạo động lực phát triển kinh tế cho địa phương.

Ðể bảo tồn nguồn gien và cung cấp nguồn sâm cho ngành công nghiệp dược phẩm, bên cạnh việc đầu tư quy hoạch, trồng và bảo vệ Sâm Việt Nam, từ cuối năm 2004, các cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Sinh - Y - Dược học (Học viện Quân y) đã bắt tay vào nghiên cứu công nghệ sinh khối tế bào (công nghệ biomass) Sâm Việt Nam. Biomass là công nghệ nuôi cấy vô khuẩn tế bào thực vật trong môi trường lỏng và điều kiện nuôi cấy thích hợp. Kết quả tạo ra khối lượng lớn tế bào chứa hoạt chất từ một hay một nhóm tế bào ban đầu. Bên cạnh đó, công nghệ này không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, thời tiết và nhất là dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nguyên liệu ổn định do quá trình nuôi cấy được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy rất phù hợp với việc sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn sạch. Thạc sĩ Vũ Bình Dương, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: Từ củ sâm tự nhiên, nhóm nghiên cứu tiến hành nuôi cấy tạo callus (dòng tế bào ban đầu, tương tự mô sẹo tạo ra để hàn gắn vị trí tổn thương của cây) trong điều kiện vô khuẩn. Sau khi có callus, tiến hành cấy chuyển nhiều lần trên môi trường thạch mềm rồi được cấy chuyển sang môi trường lỏng. Ðây là giai đoạn rất quan trọng, phải nghiên cứu khảo sát để tìm được môi trường và điều kiện nuôi cấy thích hợp cho tế bào phát triển tốt nhất, có hàm lượng hoạt chất cao nhất. Khi tìm được điều kiện thích hợp, các nhà khoa học có thể phát triển quy mô nuôi cấy (scale up) trên hệ thống bình nuôi cấy sinh học (bioreactor) có dung tích khác nhau.

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học để bảo tồn và phát triển cây Sâm Việt Nam trong thời gian tới, các cấp có thẩm quyền cần tập trung đầu tư nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống từ hạt với quy mô công nghiệp đạt hiệu quả cao công nghệ trồng sâm dưới tán rừng, công nghệ trồng sâm dưới giàn mái che đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiến tới cơ giới hóa trong trồng trọt và khai thác; đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn giống, tiêu chuẩn dược liệu Sâm Việt Nam, tiêu chuẩn các chế phẩm từ sâm, ứng dụng kỹ thuật công nghệ chế biến để gia tăng giá trị cho sâm; nghiên cứu các dạng bào chế, các sản phẩm từ sâm có chất lượng; hoàn thiện kỹ thuật nhân giống vô tính tạo cây con hoàn chỉnh và sản xuất sinh khối rễ cây Sâm Việt Nam; đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị tiên tiến để triển khai nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu và phát triển sâm; xây dựng ngành nghề nuôi trồng, chế biến và thương mại hóa các sản phẩm của cây Sâm Việt Nam.

(Theo THANH HUẾ // Báo Nhân dân)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Bọ hung là loài côn trùng có sức mạnh vô địch
  • ENTECH HANOI 2010: Giới thiệu nhiều công nghệ tiết kiệm năng lượng
  • Khủng long bạo chúa từng sống tại Nam bán cầu
  • Động vật hoang dã: Nuôi nhốt không phải là bảo tồn
  • Chất ô nhiễm ở châu Á đang "đi theo" gió mùa
  • Nuôi cấy thành công “hắc linh chi” quý hiếm
  • Cóc dự báo động đất
  • Cây xương rồng cũng có thể tạo ra dòng điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị