Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Colombia: Kiếm tiền từ đa dạng sinh học

Colombia - một trong những quốc gia đa dạng sinh học nhất thế giới - đang bắt đầu kiếm tiền từ nguồn tài nguyên thiên nhiên này bằng cách xuất khẩu nhiều loài động thực vật quý hiếm sang các nước.

Nuôi bướm ở Công ty Alas de Colombia Ảnh: AFP


Các loài bướm, bọ cánh cứng, cá và ếch từ Colombia được đặc biệt ưa thích ở các thị trường Mỹ, Canada, Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)... Ở Nhật Bản, nhiều người thích mua loại bọ cánh cứng có hình dáng giống kèn trumpet, mỗi con có giá gần 4 USD, để cho trẻ em nuôi như một loại thú cưng mang lại may mắn.


Theo Quỹ Xúc tiến xuất khẩu (EPF) của Chính phủ Colombia, hiện ở nước này có 1.250 công ty nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu mới này. German Viasus, Giám đốc Công ty Tierra Viva (Đất Sống), chuyên nuôi và bán bọ cánh cứng, cho biết: “Sau nhiều thập niên Colombia bị mất nhiều loài quý hiếm vì buôn lậu, những công ty như của chúng tôi bắt đầu nghĩ tới việc nuôi và xuất khẩu hợp pháp, kiếm tiền từ đó. Bọ cánh cứng chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản, nơi người ta say mê và tôn sùng chúng. Mới đây chúng tôi cũng nhận các yêu cầu từ UAE của một ông hoàng mê các mẫu vật lạ với đơn đặt hàng đầu tiên đến 1.000 con”.

Bướm khô ép trong khung kính để xuất khẩu Ảnh: AFP


Một nhu cầu rất lớn khác là với loại kén bướm đựng trong bình trong suốt, được làm thủ công, để làm quà tặng của các người yêu nhau. Theo Vanesa Wilches, Giám đốc Công ty Alas de Colombia (Những đôi cánh Colombia): “Ngôn ngữ tình yêu là toàn cầu và chúng tôi phát hiện những người đang yêu ở nước nào cũng mê các con bướm đủ màu sắc. Vì vậy chúng tôi cung cấp kén bướm để họ có thể nuôi nhộng bướm lớn dần lên rồi thả bướm bay như một biểu tượng chứng thực tình yêu”. Trong 5 năm qua, công ty Alas de Colombia đã xuất khẩu cả bướm sống và chết sang Hà Lan, Anh, Mỹ, Pháp...


Trong khi đó, các nhà sưu tập và kinh doanh ở các nước vùng Viễn Đông như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc... lại thích mua cá từ các vùng đồng bằng phía Đông Colombia thông qua những hợp tác xã ngư dân như Coopesca. Jose Arturo Gomez, Giám đốc Coopesca cho biết, với mỗi con cá đuối đánh bắt được trên sông Otoroy, ngư dân địa phương bán được không hơn 0,5 USD nhưng ở Singapore, Malaysia hay Nhật Bản, nó có giá đến trên 80 USD.


Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu hợp pháp các loài động thực vật quý hiếm, giới buôn lậu cũng nhanh chóng nhảy vào thị trường này. Theo Maria Sanchez, điều phối viên của lực lượng cảnh sát môi trường Colombia, việc buôn lậu này do mạng lưới quốc tế lớn mạnh điều hành. Chỉ trong năm 2008. các nhà chức trách Colombia đã tịch thu 54.000 động vật quý hiếm được giới buôn lậu định bán cả ở trong và ngoài nước. Sanchez cho biết: “Dù có nhiều chiến dịch nhằm gia tăng sự quan tâm với vấn đề này nhưng ở các cộng đồng nông thôn, người ta tiếp tục mua bán các loài này trong các chợ bình thường, không có quy định, kiểm soát nào”.

(Theo TRI NHÂN (theo AFP) // SGGP online)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Chế phẩm sinh học từ trùn quế
  • Xe hơi năng lượng mặt trời kết thúc hành trình vòng quanh thế giới đầu tiên
  • Dữ liệu mới từ vệ tinh hé lộ tác động của chính sách kiểm soát ô nhiễm tại Olympic Bắc Kinh
  • Con đường phát ra điện từ việc xe cộ đi lại
  • Các doanh nghiệp Mỹ tham gia thị trường sản xuất pin lithium ion cho xe hơi
  • Mỹ phát triển nhà máy điện chạy bằng năng lượng biomass
  • Gió, nước, nhiên liệu sinh học mặt trời, hạt nhân và than đá, đâu là nguồn năng lượng sạch
  • Than đá, than bùn và những lớp trầm tích hé mở các câu chuyện về khí hậu trong quá khứ và tương lai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị