Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu virus cúm gia cầm có đang tồn tại trong các dòng sông băng?

Các vius cúm gia cầm được lưu giữ trong các dòng sông băng ở vùng Siberia trong vài thập kỷ nay có thể sẽ bị phát tán khi trái đất ngày một ấm lên, làm băng ở các vùng sông, hồ này tan chảy. Các nhà khoa học lo ngại rằng, chúng có thể tấn công gia cầm và gây đại dịch ở người.

“Theo giả thuyết của chúng tôi, virus cúm có thể sống sót trong băng trong những mùa đông lạnh giá và tấn công trở lại chim chóc khi chúng quay về vào mùa xuân”, Scott Rogers - Đại học Bowling GreenState, bang Ohio, Mỹ, phát biểu. Ông tin rằng, dưới lớp băng của các sông, hồ không chỉ ẩn chứa virus của năm trước mà còn cả những virus của rất nhiều năm trước đó.

Trong suốt hàng chục năm qua, Roger đã nghiên cứu sự tồn tại của những vi sinh vật trong băng. Cùng với Dany Shoham - Đại học Bar-Ilan, Israel và David Gilichinsky - Viện Khoa học Quốc gia Nga, ông đã tìm thấy nhiều chủng virus cúm tại các hồ lớn vùng Siberia - nơi các loài chim di cư thường đến vào mùa xuân.

Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu phân tích tại 3 hồ lớn. Khi phân tích cấu trúc gen của virus cúm lấy từ hồ Park - hồ có nhiều chim di cư nhất tại Siberia, các nhà nghiên cứu phát hiện một số đoạn mã ARN quy định sự hình thành haemagglutinin (chất gây nên sự đóng cục của tế bào máu), loại protein bề mặt để virus bám vào tế bào mà chúng tấn công.

Hiện tại, nhóm nhiên cứu tiếp tục tìm kiếm virus tại các hồ băng ở bang Alaska, Wyoming (Mỹ), các hồ thuộc Canada và tiếp tục mở rộng ra cả dãy núi Himalaya. Các sông, hồ băng ở những nơi này nằm trên đường bay của chim di cư, chúng để lại virus khi thải phân xuống sông. Rogers tin rằng, khi băng tan, chúng sẽ thoát ra và tấn công trở lại chim chóc khi chúng quay về vào mùa xuân.

Jonathan Stoye, Giám đốc Khoa Virus học tại Viện Nghiên cứu Y khoa quốc gia Anh, cho rằng, giả thuyết của nhóm nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý. Virus có đủ khả năng tấn công động vật hay không phụ thuộc vào việc chúng bị đóng băng như thế nào. Ông cũng nói thêm rằng, virus có khả năng sống sót trong môi trường nước ở nhiệt độ dưới âm nếu chúng bị đóng băng một lần. Ít nhất 90% virus bị tiêu diệt sau khi băng đóng và tan.

Loại virus cổ đại đầu tiên bị đóng băng được tìm thấy vào năm 1999 bởi các nhà khoa học tại Đại học Syracuse, bang New York, Mỹ.

Rogers đã  từng tìm thấy loại virus cổ đại đầu tiên trong trạng thái đóng băng ở Bắc Cực vào năm 1999. Một số nhà nghiên cứu khác đã “hồi sinh” được một loại vi khuẩn ẩn nấp trong một hồ băng ở Alaska. Trước đó, người ta cũng đã thành công trong việc “hồi sinh” một loại vi khuẩn có tuổi đời lên tới 250 triệu năm bị kẹt trong nước muối đóng băng.


(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Giải mã được gen của virus cúm H5N1
  • Loài khỉ đột hoang dã mang virus cùng họ HIV/AIDS
  • Có thể dùng vi khuẩn biến đổi gen để sản xuất dầu diesel sinh học
  • Cà chua màu tím sắp ra đời
  • Ảnh hưởng của gen tới cơ thể và tính cách
  • Phát hiện gen giúp H5N1 biến đổi đặc tính
  • Bóng đèn kiểu mới sáng và bền hơn
  • Chuẩn bị nhân lực cho 2 nhà máy điện hạt nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị