Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Loài khỉ đột hoang dã mang virus cùng họ HIV/AIDS

Những con khỉ đột (gorilla) sống trong tình trạng hoang dã ở Trung Phi đã nhiễm một loại virus cùng họ với virus HIV-1 gây bệnh AIDS.

Đây là kết quả bất ngờ thu được sau khi nhóm nghiên cứu quốc tế gồm các nhà khoa học Pháp, Anh tiến hành dự án phòng, chống AIDS tại Cameroon (PRESICA).

Loại virus mới phát hiện được gọi tên HIVgor, có những đặc điểm về gen tương tự một biến thể của virus HIV-1 (virus nhóm O). Mặc dù hiếm khi xuất hiện ở người song biến thể này cũng là nguyên nhân gây ra một số trường hợp bệnh AIDS.

Sự khám phá loại virus mới này khiến các nhà nghiên cứu phải đặt câu hỏi về quá trình lây nhiễm giữa loài khỉ đột; khả năng truyền virus từ con này sang con khác.

Năm 2005 có 40,3 triệu người trên thế giới, trong đó 25,8 triệu người ở miền nam châu Phi, sống chung với HIV. Vấn đề nguồn gốc của virus HIV-1, nguyên nhân dịch bệnh AIDS, thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học quốc tế từ nhiều năm qua.

Cách đây vài tháng, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) và Đại học Montpellier (Pháp) đã chứng minh rằng nguồn gốc phát sinh virus HIV-1 nhóm M và một biến thể cực hiếm khác là HIV-1 nhóm N chính là một loài tinh tinh (chimpanzee) sống ở lưu vực Congo.

Tuy nhiên, nguồn phát sinh nhóm virus thứ ba lây lan ở người, virus HIV-1 nhóm O, đến nay vẫn chưa xác định.

Việc phát hiện loại virus HIVgor rất tình cờ khi các nhà khoa học tiến hành thu thập và phân tích mẫu phân của các quần thể khỉ đột khác nhau sống trong các khu rừng nhiệt đới của Cameroon. Họ tìm thấy các kháng thể chống lại loại virus HIVgor này.

Tiếp đó, các nhà khoa học xác định các đặc tính gen của virus trên ba con khỉ đột sống cách xa nhau hơn 400 km và đều nhận thấy chúng cùng họ loại virus HIV-1 nhóm O ở người, chủ yếu tại Cameroon và các nước láng giềng.

Theo các nhà khoa học, phát hiện về virus mới ở khỉ đột hoang dã chưa thể giải thích được liệu có phải tinh tinh là nguồn phát sinh đầu tiên virus HIV/AIDS ở khỉ đột và người hay không, tuy nhiên nó sẽ phục vụ nghiên cứu quá trình lây nhiễm của HIV từ loài này sang loài khác.

Sắp tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu sự lây truyền về mặt địa lý và sự lây nhiễm tự nhiên virus HIV ở các loài khỉ lớn, trong đó có loài khỉ đột. Điều này càng khó lý giải khi khỉ đột là loài ăn cỏ và giữa tinh tinh và khỉ đột hiếm khi có sự tiếp xúc.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Giải mã được gen của virus cúm H5N1
  • Liệu virus cúm gia cầm có đang tồn tại trong các dòng sông băng?
  • Có thể dùng vi khuẩn biến đổi gen để sản xuất dầu diesel sinh học
  • Cà chua màu tím sắp ra đời
  • Ảnh hưởng của gen tới cơ thể và tính cách
  • Phát hiện gen giúp H5N1 biến đổi đặc tính
  • Bóng đèn kiểu mới sáng và bền hơn
  • Chuẩn bị nhân lực cho 2 nhà máy điện hạt nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị