Viện vật lý Plasma thuộc Viện khoa học Trung Quốc (CAS) sẽ đưa lò phản ứng tổng hợp hạt nhân thử nghiệm thế hệ mới sẽ được thử nghiệm vào tháng 7 hoặc tháng 8.2006.
Lò phản ứng tổng hợp hạt nhân thử nghiệm Tokamak, thế hệ mới của Trung Quốc sẽ được thử nghiệm vào tháng 7 hoặc tháng 8/2006. Nếu thành công, đây là lò phản ứng tổng hợp hạt nhân thử nghiệm đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động.
Ý kiến của Ông Li Jiangang Viện vật lý Plasma thuộc Viện khoa học Trung Quốc (CAS) đồng thời cũng là trưởng nhóm dự án công trình này được coi là ''bước tiến quan trọng" để Trung Quốc khai thác.
Với khoản đầu tư 165 triệu tệ (tương đương với khoảng 20 triệu đô la Mỹ) cho dự án này.
Ngoài ra theo ông Li, dự án này có thể tạo ra khí plasma (một loại khí có số lượng các hạt mang điện âm, dương tương đương nhau trên mặt trời và phần lớn các sao) ở nhiệt độ từ 50 đến 100 triệu độ C và tồn tại trong 1,000 giây liên tục.
Trước đây, vào giữa những năm 1980, các quốc gia Mỹ và Liên bang Nga tiến hành một dự án lớn. Dự án này trị giá 10 tỷ euro (tương đương với hơn 12 tỷ USD) có tên là lò phản ứng nhiệt hạch thí nghiệm quốc tế (ITER) và Trung Quốc đã tham gia dự án này năm 2003.
Bằng cách sử dụng đơteri có trong nước biển như nhiên liệu phản ứng, một lò phản ứng chịu được 100 triệu độ C sẽ tạo ra 500 megawatt điện năng.
Tất cả các lò phản ứng hạt nhân thương mại trên thế giới hiện đều là lò phản ứng phân hạch hạt nhân, ngược với phản ứng tổng hợp hạt nhân và phải sử dụng các khoáng sản không thể tái chế như uranium và pluton. Chất thải của các lò phản ứng là các chất phóng xạ trong khi lò phản ứng nhiệt hạch lại thân thiện với môi trường.
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com