Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bí quyết chọn ổ cứng gắn ngoài

Khi nhu cầu chia sẻ dữ liệu phát triển mạnh, các loại ổ USB Flash với dung lượng lưu trữ hạn chế đã dần bị ổ cứng di động soán ngôi.

Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng máy tính sắm thêm ổ cứng gắn ngoài. Khác với ổ cứng lắp trong, ổ cứng gắn ngoài có một số đặc trưng nên khi mua phải xem xét nhiều yếu tố.

 

Chọn giao tiếp phù hợp

Khác với ổ lắp trong thường chỉ dùng giao tiếp SATA thông dụng, ổ lắp ngoài có nhiều lựa chọn hơn. Thường thấy nhất là các dòng ổ với giao tiếp USB 2.0. Giao tiếp này cho phép kết nối thoải mái nhất tới các thiết bị khác từ PC để bàn, laptop, thậm chí là nhiều thiết bị di động hoặc thiết bị mạng khác. Tuy nhiên, USB 2.0 chỉ có tốc độ truyền dữ liệu tối đa khoảng 33 MB/giây bất kể ổ cứng hay máy tính của bạn có nhanh tới đâu. Mới đây, các loại ổ với chuẩn USB 3.0 đã xuất hiện nhưng chúng sẽ chỉ hoạt động ở tốc độ cao nếu máy tính hoặc thiết bị cũng tương thích USB 3.0 - điều còn khá hiếm hoi. Giá của ổ USB 3.0 cũng cao hơn 2.0 khá nhiều.

Ngoài USB, bạn sẽbắt gặp ổ sử dụng giao tiếp Firewire 400 hoặc 800 (tốc độ cao hơn). Firewire còn được biết đến với tên gọi IEEE 1394. So với USB, Firewire có tốc độ cao hơn (800 Mbps) nhưng không thông dụng bằng. Bên cạnh đó, cổng này cũng thường bị các thiết bị số chuyên dụng khác như máy quay, thiết bị âm thanh chiếm dụng. Do đó, chọn USB hợp lý hơn.

Nếu tốc độ là yếu tố quan trọng nhất, bạn có thể chọn ổ cứng với giao tiếp eSATA. Tuy nhiên, chuẩn này hiện chỉ thịnh hành đối với máy tính để bàn, có tốc độ giao tiếp ngang với SATA thông thường nhưng mạnh về khả năng lắp ngoài cũng như cắm nóng tiện lợi. Hiện tại, đại đa số các ổ cứng lắp ngoài eSATA đều yêu cầu có nguồn điện phụ qua adapter cắm nguồn AC rất phiền phức. Trong khi đó, chỉ có một số ít là chạy điện trực tiếp qua eSATA. Vì vậy, nếu bạn định sử dụng ổ cho mục đích di động là chính thì không nên chọn eSATA bởi nó phù hợp hơn với một vị trí cố định trên bàn làm việc.

Chú ý điện nguồn vào

Mặc dù mọi ổ cứng lắp ngoài đều cần năng lượng để vận hành nhưng nếu bạn đi đâu cũng phải mang theo cục nguồn AC thì thật bất tiện. Với các ổ 3.5 inch, điều này gần như là bắt buộc và bạn chỉ có thể tự an ủi mình bằng cách chọn các mẫu ổ với sạc nhỏ gọn mà thôi. Vì thế, nếu nhu cầu di chuyển chiếm phần lớn thời gian sử dụng ổ, bạn hãy nhắm tới các loại 2.5 inch chỉ có giao tiếp USB.

Lưu ý rằng hầu hết các ổ đĩa khi sử dụng giao tiếp eSATA sẽ cần đường điện riêng. Hiện tại một số nhà sản xuất đang cố gắng đưa ra các máy tính xách tay và bo mạch chủ với dòng điện nguồn eSATA mạnh hơn nhưng chúng còn rất hạn chế và chưa thông dụng.

Để tiết kiệm tối đa chi phí, nhiều người dùng thường chọn giải pháp mua ổ cứng riêng và vỏ riêng để ghép lại rồi sử dụng. Tuy điều này không sai nhưng thường các loại vỏ ổ cứng bán rời có xuất xứ từ Trung Quốc và các thương hiệu lạ. Chúng thường không đạt được độ tương thích và ổn định cao trong khi sử dụng được như các ổ lắp ngoài của một nhà sản xuất duy nhất tạo ra. Bên cạnh đó, việc lắp ghép như vậy cũng thường tạo ra thêm phiền toái - đặc biệt là trong vấn đề bảo hành.

Đừng bỏ qua thiết kế và kiểu dáng ổ

Khác với ổ cứng lắp trong vốn chỉ yên vị bên trong thùng máy, các loại ổ lắp ngoài thường được trưng trên bàn làm việc của bạn hoặc thậm chí là theo bạn khắp nơi. Chính vì thế, bên cạnh các thông số kỹ thuật, bạn nên xem xét yếu tố ngoại hình và thiết kế thật cẩn thận. Ngoài chuyện hợp nhãn, ổ còn phải gọn nhẹ và có các lớp bảo vệ chống va chạm (đệm cao su, khung thép như Rugged XL HDD của Lacie, nắp che cổng giao tiếp...). Một số dòng ổ như My Passport của Western Digital thậm chí còn có hệ thống đèn LED báo dung lượng khá tiện dụng.

Nếu ít di chuyển và cần một ổ cứng với khả năng chia sẻ dữ liệu mạnh, dung lượng lớn, hãy nhắm tới dòng ổ NAS (Network Attached Storage). Khác với các dòng ổ thông thường kết nối trực tiếp với máy tính, ổ NAS có khả năng kết nối với mạng LAN thông thường qua cáp RJ45 và chia sẻ dữ liệu rất nhanh chóng. Một trong những ưu điểm của các ổ nhóm này là có dung lượng rất “khủng” lên tới trên 4 TB – thừa đủ cho mọi nhu cầu phổ thông.

 

Nguyễn Thúc Hoàng Linh(Thế giới @)

  • 25 loại “sâu” máy tính nổi tiếng nhất lịch sử
  • 25 mật khẩu “ngớ ngẩn” nhất năm 2011
  • 15 công cụ nguồn mở hay để "quản" Windows
  • Đồng bộ dữ liệu hệ thống media với XBMC
  • Mặt sáng và mặt tối của SEO
  • Bảo vệ máy tính khỏi virus
  • Bốn website cho lưu trữ miễn phí hơn 10 GB
  • Dò virus bằng Norton Power Eraser
  • Tối ưu sóng WiFi
  • Lưu ý khi khôi phục máy tính
  • Thêm tính năng All Programs vào menu của Windows 7
  • Phục hồi dữ liệu đã bị xóa
  • Khắc phục lỗi treo máy khi Shutdown
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị