Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghệ thông tin “đói” chuẩn tiếng Việt

Hội Trí thức khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam, hội Cựu giáo chức Việt Nam và hội Ngôn ngữ học Việt Nam vừa cùng gửi văn bản cho bộ Giáo dục và đào tạo kiến nghị ban hành quy định chính thức cho chuẩn tiếng Việt trên máy tính và sách giáo khoa.

Kiến nghị này được đưa ra trước thực trạng ngôn ngữ mạng đang có những thay đổi tuỳ tiện, nhiều hệ soạn thảo tiếng Việt trên máy tính không thống nhất cách bỏ dấu; nhiều thuật ngữ công nghệ mới đặt ra vô nguyên tắc…

Ảnh hưởng dịch thuật, dạy học

Việc chuẩn hoá tiếng Việt cho máy tính đang gặp phải phản đối của nhiều nghệ sĩ bởi khi quy về một mối theo họ sẽ làm mất đi cái bay bổng, ngâm nga trong sáng tác. Ảnh: Hồng Thái

“Công nghệ thông tin là công cụ hiện đại nhưng để sử dụng được phải cần đến phương tiện là ngôn ngữ. Tuy nhiên hiện nay ngành công nghệ thông tin thì coi nhẹ, còn ngành ngôn ngữ thì tự mình chưa vượt qua ngưỡng”, ông Nguyễn Đức Hoàng, chủ tịch hội Tri thức khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam nhận định. Đưa ra ví dụ, ông Hoàng cho biết, điểm dễ thấy nhất hiện nay là dấu huyền phải đánh vào “o” hay “a”, cụ thể với “hoà” hay “hòa” đều chưa thống nhất. Để tìm kiếm “hoàn” và “hoàng” trên google thì rõ ràng phải đánh vào “a” mới hợp lý nhưng có nhiều nơi vẫn cố tình đánh dấu vào nguyên âm đứng trước với lý do để thuận mắt và đẹp hơn. Chuyện “i” hay “y” cũng đang gặp phải phản đối của giới nghệ sĩ bởi việc quy về một mối theo họ sẽ làm mất đi cái bay bổng, ngâm nga trong sáng tác.

Tiến sĩ Đào Hồng Thu, giảng viên ngôn ngữ học khối liệu, đại học Bách khoa Hà Nội (người có nhiều năm nghiên cứu chuẩn tiếng Việt trên máy tính) chia sẻ việc không có một chuẩn thống nhất cho lĩnh vực công nghệ thông tin đã cản trở phát triển các hệ thống dịch máy, “Có một số chuẩn đã được công nhận cũng cần đánh giá lại bởi khoảng mười năm trước mình phiên âm được nhưng bây giờ quốc tế họ phiên âm khác. Ví dụ từ “Shakespeare” chúng ta phiên âm là “x” nhưng trong tiếng Anh là “s”, từ “Moskva” cũng tương tự…”. Cũng theo bà Thu, nếu không có chuẩn, việc dạy học sinh, sinh viên cũng rất khó, khi các sinh viên ra trường họ sẽ dùng lung tung, để lại hậu quả tới nhiều năm sau, “Chưa kể không có chuẩn sẽ gây biến thiên ngôn ngữ trong hành văn, lời nói. Giao thoa ngôn ngữ sẽ bị ảnh hưởng khi giao lưu với nước ngoài”, bà Thu lưu ý.

Cản bước tiến tiện ích công nghệ

“Không có ngôn ngữ chung cho máy tính sẽ không thể khai thác được cơ sở dữ liệu, chính phủ điện tử, thương mại điện tử sẽ không có môi trường để phát triển”

Kỹ sư Đặng Minh Tuấn, trưởng nhóm Vietkey cho biết, không có chuẩn tiếng Việt tất yếu sẽ làm cho việc trao đổi văn bản dữ liệu gặp khó khăn, nhất là trong thời đại mọi người trao đổi thông tin trên mạng là một xu thế, “Không có ngôn ngữ chung cho máy tính, tất nhiên sẽ không thể khai thác được cơ sở dữ liệu, chính phủ điện tử, thương mại điện tử sẽ không có môi trường để phát triển”, ông Tuấn nói.

Tiến sĩ Lương Chi Mai, viện phó viện Công nghệ thông tin, viện Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết, thế giới mạng chứa một nguồn dữ liệu văn bản, tri thức không lồ… Nếu bài toán chuyển đổi tiếng Việt trong công nghệ thông tin không được giải sớm thì người Việt Nam sẽ bị hạn chế trong tiếp cận với đa số các nguồn tri thức quý giá của thế giới, “Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu bước đầu về vấn đề này nhưng phần đông đơn lẻ, còn giới hạn thời gian và điều kiện. Các nghiên cứu ứng dụng còn đang chập chững trong khi trên thế giới và nhiều nước khác đã có một lịch sử hơn nửa thế kỷ. Việc xử lý tiếng Việt chỉ có thể do người Việt chúng ta làm!”, bà Mai nói.

(Theo Thanh Tuyền // SGTT Online)

TS Quách Tuấn Ngọc, cục trưởng cục Công nghệ thông tin, bộ Giáo dục và đào tạo:

Sẽ sớm có quy định hướng dẫn

Bộ Giáo dục và đào tạo đã giao trách nhiệm cho cục Công nghệ thông tin phối hợp với các vụ chức năng của bộ chủ trì xây dựng thông tư hướng dẫn để lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học và chính thức ban hành sớm ngay trong năm nay. Dự kiến tháng 7.2010 sẽ có hội thảo tại Hà Nội về vấn đề này. Một hội đồng khoa học với sự tham gia của đại diện hai ngành công nghệ thông tin và ngôn ngữ học cũng sẽ ngồi lại để cùng nhất trí những nội dung cơ bản cho dự thảo thông tư.

  • 25 loại “sâu” máy tính nổi tiếng nhất lịch sử
  • 25 mật khẩu “ngớ ngẩn” nhất năm 2011
  • 15 công cụ nguồn mở hay để "quản" Windows
  • Đồng bộ dữ liệu hệ thống media với XBMC
  • Mặt sáng và mặt tối của SEO
  • Trình duyệt IE9 sẽ không hỗ trợ Windows XP
  • Ngăn trẻ mở video xấu trên YouTube
  • Khôi phục tài liệu
  • Website thư giãn
  • Một số thủ thuật tốt nhất cho Windows 7
  • 24 tiếng video được gửi lên YouTube mỗi phút
  • Tạo trò chơi xếp hình
  • Xoá sạch phần mềm độc hại với Norton Power Eraser
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị