Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Các nhà khoa học Anh vừa tuyên bố, khủng long tuyệt chủng là do sự biến đổi khí hậu chứ không phải do sự va chạm giữa hành tinh ngoài không gian với Trái Đất.
Các nhà khoa học khẳng định, nhiệt độ nước biển đã đột ngột giảm xuống 9 độ C vào khoảng thời gian cách ngày nay 1.370 tỷ năm. Đây là bước đầu tiên khiến khủng long đi tới sự tuyệt chủng.
Một số chuyên gia cho rằng, một sự biến cực lớn như sự va chạm giữa Trái Đất và sao chổi hoặc thiên thạch cách nay 65 triệu năm đã dẫn đến việc khủng long tuyệt chủng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy, khủng long tuyệt chủng là do hàng loạt sự biến đổi khí hậu, và nhân tố biển đổi đầu tiên chính là sự hạ thấp của nhiệt độ nước biển.
Sau khi nghiên cứu hóa thạch và khoáng sản ở quần đảo Svalbard (Na Uy) thuộc khu vực Bắc Cực, các nhà khoa học đã suy đoán, vào thời kỳ kỷ Phấn Trắng, khu vực vịnh Mexico thuộc Đại Tây Dương đã phát sinh sự đột biến. Sự đột biến này dường như đã khiến cho khủng long trên toàn cầu tuyệt chủng.
Nhà khoa học Gregory Bridgestone thuộc Đại học Plymouth (Anh), phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, cách nay 1.370 tỷ năm nhiệt độ đột ngột hạ thấp, Trái Đất ở vào thời kỳ “khí hậu nhà kính”. Lúc đó “khí hậu nhà kính” tương tự như ngày nay.
Nhà khoa học Bridgestone còn cho biết: “Nhiệt độ đột ngột hạ thấp đã khiến cho rất nhiều loài khủng long vốn sống ở khu vực biển nông, lục địa và đầm lầy có nhiệt độ ấm áp bị tuyệt chủng. Chúng tôi tin rằng khủng long rất có khả năng thuộc động vật máu lạnh, chúng cần một khí hậu ấm áp để duy trì sự sống."
"Nếu chúng không thể di cư về phương Nam, điều đó đồng nghĩa với việc diệt vong. Chúng tôi tin rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến khủng long tuyệt chúng chính là do một loạt sự biến đổi khí hậu,” Bridgestone cho biết thêm./.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com