Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Động vật cũng biết tự vẫn? (tiếp theo và hết)

Tuy nhiên, đến thế kỷ 19, sau khi nhà bác học nổi tiếng người Anh Charles Darwin chứng minh cách thức con người tiến hóa từ động vật, các hội nhân văn lần lượt ra đời, phong trào ăn chay và nuôi thú cưng trở nên phổ biến và những thông tin về động vật tự vẫn xuất hiện trở lại. Con vật được nhắc đến nhiều nhất là chó. Năm 1845, tờ Illustrated London News đưa tin một con chó giống Newfoundland quá mệt mỏi đã tự vẫn bằng cách dìm đầu xuống nước trong vài phút. Khi được vớt lên thì nó đã chết.

Nghiên cứu của nhà sử học y tế Duncan Wilson ở Đại học Manchester chứng minh nhiều loài vật khác như vịt, bồ nông, mèo, bọ cạp cũng có ý muốn tự tử nhưng ông không xác định được chúng có kỹ năng tự kết liễu mình không. Chuyên gia tâm lý Thomas Joiner thuộc Đại học bang Florida (Mỹ) từng phân tích các xu hướng tự vẫn của động vật. Ông cho rằng bất cứ sinh vật nào trước khi chết cũng đều cân nhắc xem cái chết của mình có xứng đáng không? Từ cái chết của vi khuẩn, côn trùng cho đến những vụ tự vẫn thông thường và thậm chí các phần tử đánh bom cảm tử.

Tạp chí Endeavour cũng dẫn chứng câu chuyện về loài bọ cạp biết tự sát. Khi bị ngọn lửa bao trùm xung quanh, loài này sẽ tự chết bằng cách chích vào lưng mình. Đầu thập niên 1980, người ta từng tranh cãi về vụ một con bọ cạp bị ngâm trong nước có tẩm thuốc mê đã tự chích bản thân để chết trước. Nhằm làm sáng tỏ sự việc, nhà tâm lý học người Anh Conwy Lloyd Morgan đã thử nghiệm một loạt “cực hình” đối với bò cạp. Ông đặt bọ cạp giữa đống lửa, chiếu ánh sáng hội tụ trên lưng nó, hơ nóng cái chai nhốt nó, đốt cơ thể nó với axít phốtphorít, cho nó bị điện giật và ép nó vào những tình huống phải hoảng sợ tột độ.

Thí nghiệm trên bị chỉ trích gay gắt vì tính dã man. Jonathan Safran Foer – tác giả quyển “Eating Animals” (Ăn thịt động vật) xuất bản năm 2009 ở Mỹ - cho rằng chúng ta vẫn đối xử tàn ác với các con vật hàng ngày mà chúng ta không hay biết. Ông cho rằng chúng ta không nhất thiết phải đối xử với động vật như con người mới thể hiện lòng thương chúng. Đơn giản hơn, chỉ cần chúng ta đối xử với con vật như đúng bản chất và vai trò của nó đã là quý lắm rồi.

 

(Theo BẢO TRÂM/Time, Answers.com/CT)

  • Ăngten nano siêu nhỏ thu phát sóng điện từ
  • Nghiên cứu “áo choàng tàng hình” công nghệ 3D
  • Tin khoa học : Sợi nhân tạo có thể hút nước trong không khí
  • Nhận dạng người thông qua vi khuẩn trên tay?
  • Phụ nữ muốn độc lập
  • Còn núi lửa nào đáng lo?
  • Kính thiên văn Hubble – một chương mới trong nghiên cứu vũ trụ
  • Kính thiên văn trên máy bay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị