Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Biểu hiện cảm xúc bằng nét mặt là bẩm sinh, không phải qua học hỏi.

Sự biểu hiện cảm xúc trên mặt được “nối cứng” vào gen chúng ta, theo một nghiên cứu mới. Nghiên cứu cho rằng biểu hiện cảm xúc trên mặt là bẩm sinh chứ không phải là sản phẩm của việc học hỏi.

So sánh sự biểu hiện nét mặt của vận động viên sáng mắt và mù vừa thua trận đấu tranh huy chương vàng. Ảnh: Bob Willingham

 

Đây là nghiên cứu đầu tiên cùng loại chứng minh rằng cả những người nhìn thấy được và mù đều sử dụng cùng biểu hiện nét mặt giống nhau, tạo ra các cử động cơ mặt giống nhau khi phản ứng với kích thích cảm xúc cụ thể.

Nghiên cứu cũng mang lại cái nhìn mới về cách thức con người quản lý sự biểu hiện cảm xúc theo tình huống xã hội, cho thấy rằng khả năng điều chỉnh sự biểu hiện cảm xúc không phải là việc học hỏi thông qua sự quan sát.

Giáo sư tâm lý học David Matsumoto của trường đại học bang San Francisco so sánh biểu hiện nét mặt của các vận động viên judo sáng và mù tại thế vận hội mùa hè 2004 và thế vận hội Paralympic. Đã có trên 4800 bức ảnh được chụp và phân tích, có cả những tấm ảnh của vận động viên từ 23 nước.

 “Sự tương quan thống kê giữa biểu hiện nét mặt của người sáng và người mù gần như là hoàn hảo,” giáo sư Matsumoto cho biết. “Điều này ám chỉ rằng một thứ gì đó về mặt di truyền ở trong chúng ta là nguồn biểu hiện cảm xúc trên mặt.

Giáo sư phát hiện thấy rằng người sáng và mù quản lý biểu hiện cảm xúc theo cùng cách thức trong các tình huống xã hội. Chẳng hạn, bởi vì bản chất xã hội của buổi trao huy chương Olympic, 85% vận động viên được trao huy chương bạc, những người thua trận tranh huy chương vàng, đã có “nụ cười xã hội” trong suốt buổi lễ.

Nụ cười xã hội chỉ sử dụng cơ miệng trong khi nụ cười thật sự, sẽ làm cho mắt lấp lánh và hẹp lại và má nhô lên.

 “Người thua cuộc nâng môi dưới như thể điều khiển cảm xúc trên khuôn mặt và nhiều người có nụ cười xã hội,” giáo sư Matsumato nhận định. “Những người mù bẩm sinh không thể học để điều khiến cảm xúc theo cách này thông qua việc học hỏi bằng thị giác vì vậy ắt hẳn phải có một cơ chế khác.

Có khả năng là cảm xúc của chúng ta, và hệ thống điều khiến chúng, là di tích của tổ tiên tiến hóa của mình. Có thể là khi phản ứng với cảm xúc tiêu cực, con người đã phát triển một hệ thống đóng miệng lại để ngăn nó không la hét, cắn hoặc nói ra những điều xúc phạm.”

(Theo ScienceDaily - Sở KHCN Đồng Nai )

  • Gấu Bắc Cực sẽ không thể tồn tại quá 30 năm nữa
  • Ngăn việc nhắn tin khi lái xe bằng công nghệ
  • Hành động nhằm tránh “một thảm họa sức khỏe”
  • Sóng điện từ có ảnh hưởng đến con người?
  • Đài Loan chế thiết bị cảnh báo động đất nhỏ gọn
  • Cậu bé 14 tuổi nghiện… xăng
  • Chim ăn thịt người đã tồn tại ở New Zealand
  • Tảo xanh có thể giúp giải quyết hiện tượng ấm lên toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị