Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có “đại dương kim cương” trên Thái Dương Hệ?

Ảnh vẽ Sao Thiên vương trên vũ trụ.
Ảnh: Telegraph

Trong báo cáo mới đây của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ), các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có nhiều đại dương kim cương lỏng cùng với những tảng băng kim cương rắn đang trôi lềnh bềnh trên sao Hải Vương và sao Thiên Vương, những hành tinh xa xôi nhất trong Hệ Mặt trời.

Kết luận trên dựa theo kết quả đánh giá chi tiết đầu tiên về điểm tan chảy của kim cương. Các nhà nghiên cứu phát hiện kim cương cũng có đặc tính tương tự như nước trong quá trình đông đặc và tan chảy, với thể rắn nổi trên mặt thể lỏng. Khi bị đốt nóng ở nhiệt độ cực cao, kim cương sẽ biến thành than chì, và than chì, chứ không phải kim cương, sẽ tan thành thể lỏng.

Cái khó đối với các nhà khoa học là đun làm sao cho kim cương nóng lên nhưng đồng thời ngăn nó không chuyển hóa thành than chì. Áp suất siêu cao vốn chỉ có ở những hành tinh khổng lồ chứa đầy khí như Hải Vương và Thiên Vương. Đây là một số nơi hiếm hoi có nhiệt độ siêu cao và áp suất siêu cao cùng tồn tại. Người ta ước đoán 10% diện tích sao Thiên Vương và Hải Vương được cấu thành từ carbon.

Tiến sĩ Jon Eggert và các cộng sự sử dụng một viên kim cương tự nhiên, trong suốt, nặng khoảng 1/10 carat và dày khoảng 0,5 mm và dùng tia laser đốt nó dưới áp suất cao. Kim cương sau đó được hóa lỏng dưới áp suất lớn gấp 40 triệu lần so với áp suất mặt nước biển trên Trái đất. Sau đó, các nhà khoa học giảm từ từ nhiệt độ và áp suất. Khi áp suất hạ còn khoảng 11 triệu lần so với áp suất khí quyển trên bề mặt nước biển (trên Trái đất) và nhiệt độ giảm còn khoảng 50.0000C, thể rắn của kim cương bắt đầu hình thành.

Khi áp suất tiếp tục được giảm nhưng nhiệt độ của kim cương giữ nguyên, ngày càng nhiều mảnh kim cương xuất hiện. Điều bất ngờ là các miếng kim cương không chìm. Chúng nổi và trở thành những tảng băng kim cương siêu nhỏ nổi trên biển kim cương lỏng tí hon.

Tiến sĩ Eggert cho rằng đại dương kim cương cũng có thể lý giải tình trạng định hướng từ trường của hành tinh. Một đại dương kim cương lỏng khổng lồ tọa lạc đúng chỗ có thể tách từ trường khỏi quá trình quay của hành tinh.

(Theo THÁI TRÂN (Theo ANI) // Cần Thơ Online)

  • Tốc độ tan chảy của các dòng sông băng nhanh gấp đôi trong thế kỷ 21
  • Nhựa dẻo sẽ làm bằng nước và đất sét
  • Một số dự báo về thành tựu khoa học – công nghệ năm 2010
  • Biến giấy thải thành giấy vệ sinh
  • Ra mắt bức ảnh Mây hóa rồng kỳ thú!
  • Trái Đất với rất nhiều những điều kỳ lạ và “khó tin”
  • Trong não bộ, 7 là con số mầu nhiệm
  • Công nghệ nano có thể vận dụng trong an toàn thực phẩm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị