Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội nghị khí hậu toàn cầu khai mạc

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu khai mạc tại Copenhagen giữa những lời kêu gọi quyết liệt của báo chí và dân chúng, thúc giục các nhà lãnh đạo đạt thỏa thuận để cứu trái đất khỏi tình trạng ấm lên nhanh chóng.

Phát biểu trong lễ khai mạc hôm nay, với sự hiện diện của 192 đoàn đại biểu, Bộ trưởng Môi trường Đan Mạch Connie Hedegaard – chủ tịch hội nghị khí hậu – tuyên bố rằng nếu các chính phủ không thể ký kết một thỏa thuận về cắt giảm khí thải tại Copenhagen, thế giới sẽ chẳng bao giờ có cơ hội tốt hơn để chống biến đổi khí hậu.

“Đây là cơ hội của nhân loại. Nếu các nhà lãnh đạo bỏ lỡ nó, chúng ta sẽ phải chờ nhiều năm trước khi có một cơ hội mới và tốt hơn. Thậm chí cơ hội đó chẳng bao giờ tới”, bà nói.

Một xã luận chung đăng trên 56 tờ báo thuộc 45 nước hôm nay viết: "Nhân loại phải đứng trước một tình huống khẩn cấp vô cùng nếu chúng ta không đoàn kết và có hành động quả quyết, biến đổi khí hậu sẽ hủy hoại hành tinh của chúng ta.

"Các chính trị gia ở Copenhagen đang có quyền định đoạt đánh giá của lịch sử đối với thế hệ này: hoặc nhìn thấy thách thức và dũng cảm đương đầu với nó; hoặc ngu dốt đến mức thấy thảm họa đang đến mà không tránh", Reuters trích xã luận.

Mục tiêu chính của hội nghị hai tuần này là nhằm đạt các thỏa thuận về cắt giảm phát thải khí nhà kính và quyên nhiều tỷ đôla trợ giúp các nước nghèo trong công cuộc chống biến đổi khí hậu và sử dụng công nghệ sạch.

Các nhà hoạt động môi trường biểu tình
Các nhà hoạt động môi trường biểu tình tại thành phố Copenhagen trước giờ khai mạc hội nghị thượng đỉnh về khí hậu. Ảnh: Reuters.

Nước chủ nhà cho hay 110 vị lãnh đạo các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự phiên họp cuối cùng của hội nghị.

Theo CNN, các đoàn đại biểu vừa bắt đầu quá trình đàm phán trong Trung tâm hội nghị Bella tại thành phố Copenhagen. Hơn 34.000 người đăng ký tham gia các cuộc đàm phán, gấp đôi sức chứa của tòa nhà. Khoảng 3.500 nhà báo đã đăng ký đưa tin về hội nghị.

Giới chức Đan Mạch nói rằng thành viên của các tổ chức phi chính phủ sẽ phải đợi bên ngoài tòa nhà chứ không thể vào bên trong. Tờ Los Angeles Times nhận định rằng, mặc dù hội nghị tập trung vào nỗ lực cắt giảm khí thải, song sự thành bại của nó phụ thuộc vào các vấn đề kinh tế.

Trên lý thuyết, trong vòng hai tuần các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào những biện pháp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, phần lớn cuộc tranh luận sẽ tập trung vào kinh tế: việc cắt giảm khí thải tác động thế nào tới các nước công nghiệp phát triển, hay trật tự kinh tế toàn cầu sẽ ra sao nếu một thỏa thuận mới về khí hậu ra đời?

(Theo Vnexpress)

  • Tuần Nobel: Lễ hội tôn vinh Trí tuệ
  • Giải Nobel lao đao vì suy thoái kinh tế
  • Máy làm bữa ăn sáng
  • Trẻ có lợi từ việc cho bài tập về nhà không?
  • Bộ Quốc phòng Anh chán UFO
  • 'Ông ba mươi' đang bị săn lùng ráo riết
  • Thu giữ CO2: Giải pháp đột phá cho biến đổi khí hậu?
  • Hành tinh đỏ đã từng có một đại dương khổng lồ bao phủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị