Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Máy trợ thính trong... răng

  • Máy trợ thính trong... răng
 

Công ty Sonitus Medical  vừa cho ra đời một sản phẩm mới có khả năng vượt trội giúp người khiếm thính có khả năng nghe và phân biệt âm thanh mà không cần phải phẫu thuật. Hệ thống máy trợ thính SoundBite là máy trợ thính đầu tiên trên thế giới có khả năng giúp người khiếm thính nghe và phân biệt âm thanh mà không cần giải phẫu. Sản phẩm được thiết kế giúp người khiếm thính một tai có thể nghe được âm thanh thông qua… răng để khôi phục chức năng nghe.

SoundBite truyền âm thanh nhờ chuyển động nhẹ nhàng của răng và xương hàm. Khi đã được đưa vào trong miệng, hầu như người khiếm thính không cảm nhận là mình được lắp máy trợ thính.
SoundBite nhận tiếng ồn bằng cách sử dụng một micro được đặt trong tai kết nối với một thiết bị truyền âm thanh ở phía sau một tai (BTE). BTE sẽ truyền đến một thiết bị trong miệng giúp gửi các sóng âm thanh thông qua hàm đến tai. Không cần thiết phải phẫu thuật, cả BTE và ITM được dễ dàng tháo lắp để nạp điện.

  • Chuột... đeo tay

Công ty Deanmark của Canada vừa cho ra mắt một loại chuột vi tính đặc biệt có thể đeo như găng tay. Thiết bị mới này có tên là Airmouse, có chức năng giống như chuột máy tính bình thường nhưng tiện lợi hơn vì có thể đeo vào tay như một chiếc găng. Thiết bị hoạt động khi được đeo vào bàn tay của người sử dụng mà không phải di chuyển trên mặt bàn. Sản phẩm chuột không dây Airmouse được thiết kế hình dáng như một chiếc găng tay với mắt quang học đặt trong lòng bàn tay và hai nút chuột trái, phải đặt ở ngón trỏ và ngón giữa. Toàn bộ pin, mạch điện tử thu phát tín hiệu của chuột được đưa lên mu bàn tay. Đặc biệt, chuột có thể sử dụng trong vòng một tuần mà không cần sạc pin.

Mark Bajramovic và Oren Tessler, cha đẻ của sản phẩm này cho biết chuột đeo tay có khả năng giúp bàn tay và cổ tay tránh nguy cơ bị tê mỏi do dùng chuột máy tính đồng thời tăng độ chính xác cũng như tốc độ điều khiển chuột.

AirMouse sẽ không hoạt động trước khi người sử dụng đặt tay vào một vị trí đặc biệt. Điều này cho phép người sử dụng dễ dàng chuyển đổi trạng thái từ gõ phím sang dùng chuột. Dự kiến sản phẩm này sẽ tung ra thị trường trong 6-12 tháng tới với giá bán 129 USD.

  • Máy ảnh 171 tuổi vẫn chạy tốt

Ngày 29-5 tới, chiếc camera cổ nhất thế giới sẽ được đem bán đấu giá tại trung tâm đấu giá WestLicht ở thủ đô Vienna (Áo). Camera cổ nhất này có tên là Daguerreotype, được thiết kế bởi Alphonse Giroux, có trọng lượng 50kg với hình dạng hộp trượt bằng gỗ, với một ống kính, bên trong được bọc nhung đen do Công ty Susse Freres của Pháp sản xuất tháng 9-1839. Chiếc camera hiện do một người Mỹ sở hữu do được thừa kế từ cha là một giáo sư kỹ thuật ảnh của Đại học Munich. Camera này cho phép tạo ra một hình ảnh trực tiếp trên bề mặt phủ bạc, nghĩa là không có một bản sao ảnh nào cũng như không có phim âm bản. Kỹ thuật này đặc biệt phù hợp với chụp ảnh chân dung.

Giá khởi điểm 200.000 EUR, nhà đấu giá dự kiến sẽ đấu giá được 500.000 đến 700.000 EUR.

(Theo ĐĂNG ANH // SGGP online)

  • Phát hiện một hành tinh có nước gần trái đất
  • Hình xăm chẩn bệnh
  • Đồ chơi tình dục có từ thời… đồ đá?
  • Phương pháp mới về chẩn đoán sớm bệnh ung thư
  • Bay thử 520 ngày đêm trong mô hình Sao Hỏa
  • Phụ nữ nhanh già do tiếp xúc nhiều với máy tính
  • Phát minh thiết bị laser THz thăm dò tia vũ trụ
  • Nhật Bản công bố xây căn cứ robot trên Mặt Trăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị