Gần đây nhiều cư dân Mỹ và Âu Châu được chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn rực rỡ do ngọn núi lửa Sarychev Peak của Nga phun trào cách đây hơn 2 tuần.
Ngọn núi lửa này ‘mở ngòi’ vào ngày 12/6/2009, phát ra 1 đợt sóng xung kích đáng kinh hoàng trên khí quyển, và được các phi hành gia chụp ảnh lại. Nó còn phóng ra 1 luồng khí sulfur dioxide (SO2) khổng lồ vào không trung và chất này đang được phát tán khắp toàn cầu.
Màu tím đậm gợn chút sắc trắng tạo nên những cảnh quang ngoạn mục trong vài đêm qua.
Hiện tượng này diễn ra khi tro và những hạt nhỏ li ti phun cao trên không trung nhờ ánh sáng do núi lửa phân tán. Khí SO2 do núi lửa này giải phóng ra tương tác với khí quyển tạo thành những hạt nhỏ li ti.
Ánh sáng phân tán liên tục. Đó là lý do vì sao bầu trời có màu xanh, và hoàng hôn thường có màu đỏ hoặc cam. Các hạt nhỏ trong khí quyển phát ra ánh sáng xanh có chiều dài sóng ngắn, khiến bầu trời có màu xanh. Khi mặt trời mọc, các tia của nó có nhiều không khí đập vào mắt chúng ta hơn, vì vậy nó tạo ra các ánh sáng đỏ có chiều dài sóng dài.
Gần đây, núi lửa phun trào cộng thêm các phần tử phân tán thông thường tạo ra nhiều vật cản hơn để ánh sáng xuyên qua, làm tăng hiệu ứng màu sắc.
“Núi lửa vẫn còn có thể thấy được trên bầu trời Kentucky vào đêm nay”, Rick Schrantz – một cư dân Kentucky cho biết.
(Theo Bluesky (LiveScience) // Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com