Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát hiện mới về loài đại bàng khổng lồ tấn công con người

 Những con đại bàng khổng lồ hung hãn có thể tấn công con người bất cứ lúc nào, tưởng chừng chỉ là những sản phẩm của trí tưởng tượng xuất hiện trong các bộ phim. Tuy nhiên, theo như một nghiên cứu mới nhất thì loài chim săn mồi ăn thịt người đáng sợ trong truyền thuyết là hoàn toàn có thật.

    Các nhà khoa học đã biết về sự tồn tại của loài đại bàng Haast, một loài chim ăn xác thối có kích thước khổng lồ, từ nhiều thế kỷ nay nhờ vào việc phân tích những mẫu xương hóa thạch được khai quật, nhưng tập tính và thói quen của chúng thì vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng.

     Trước đây, các nhà khoa học thường sử dụng phương pháp nội soi CT trên máy vi tính để tái tạo lại hình ảnh loài đại bàng Haast từ một mẩu xương sọ đã hóa thạch mà họ khai quật được. Theo các phân tích đó, loài đại bàng này chỉ có trọng lượng là 40 pao (tương đương 18 kg), vì vậy các nhà khoa học cho rằng chúng là loài ăn xác thối chứ không là động vật ăn thịt người như mô tả trong các câu chuyện truyền thuyết.

     Tuy nhiên, bản nghiên cứu mới nhất đã tiết lộ rằng loài đại bàng này thật sự là một loài động vật ăn thịt đáng sợ. Chúng có thể lao từ các vách núi xuống và tấn công những loài chim không có khả năng tự vệ hoặc những đứa trẻ một cách vô cùng hung hãn và khát máu.

     2 nhà nghiên cứu Paul Scofield thuộc bảo tàng Canterbury tại New Zealand và Ken Ashwell từ đại học New South Wale đã sử dụng phương pháp nội soi CT và CAT để tái tạo lại kích thước của bộ não, mắt và dây xương sống của loài đại bàng cổ đại  đã tuyệt chủng này.

Sọ của một con đại bàng Haast 

    Những thông số này được so sánh với thông số tương ứng của các loài động vật ăn thịt và chim săn mồi ngày nay để phân tích cách thói quen của loài đại bàng Haast. Theo đó, giáo sư Scofield cho biết những kết quả mà họ nhận được giống với những gì được miêu tả trong các câu chuyện truyền thuyết của người Maori khi nói về loài đại bàng này. Ông nói: “Những nghiên cứu khoa học này cho thấy những truyền thuyết về loài đại bàng ăn thịt người là hoàn toàn có thật chứ không phải do hư cấu mà ra”

     Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định loài đại bàng này tiến hóa rất nhanh từ tổ tiên có hình dáng nhỏ bé hơn của chúng.Tốc độ phát triển của thân hình chúng lớn hơn rất nhiều so với sự phát triển của bộ não. Họ tin rằng cơ thể chúng phát triển nhanh hơn so với bộ não trong suốt kỷ pleitoxen cách đây khoảng 700 nghìn đến 1,8 triệu năm.

 Hình ảnh tái tạo những con đại bàng khổng lồ ăn thịt.

    “Công trình này là một minh chứng vĩ đại cho thấy hiệu quả to lớn của việc sử dụng những thiết bị và công nghệ y học hiện đại để giải thích những bí mật cổ xưa”, Giáo sư Ken Aswell khẳng định.

     Trước khi con người  định cư ở vùng đất New Zealand này thì, loài đại bàng này là loài động vật có kích thước lớn nhất. Các nhà khoa học tin rằng loài đại bàng Haast bị tuyệt chủng là do sự tàn phá của những dân cư trú và những người Polynesi mới đến.

(Theo VTC/AGO)

  • Chú vẹt chỉ nhỏ bằng ngón tay cái
  • Không còn bị hắt hơi vì phấn hoa
  • Động vật đi lại hằng ngày càng nhiều thì sinh càng nhiều con
  • Hiệu quả của mật ong với các nước trộn salad
  • Hướng đi mới cho “cuộc cách mạng” ánh sáng
  • Khám phá ra một loại laze mới
  • Truyền dữ liệu chuyến bay không cần hộp đen
  • 10 phát lộ khảo cổ được quan tâm nhất năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị