Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát hiện sinh vật cổ xưa nhất Trái đất ở Argentina

 
Đá Stromatolite. (Ảnh: Internet).

Nhà khoa học Argentina María Eugenia Farías vừa phát hiện tại một hồ nước mặn trên cao nguyên hoang mạc Atacama của nước này một hệ sinh thái của các vi sinh vật cổ hình thành đá Stromatolite, được coi là những sinh vật đầu tiên trên Trái đất.

Những quần thể Stromatolite xuất hiện cách đây khoảng 3,5 tỷ năm, khi các đại dương đã có hàng triệu các tế bào sống. Khoảng từ 2,5 đến 1 tỷ năm trước, những rạn san hô Stromatolite - với đặc điểm hấp thụ CO2 và thải ra O2 - lan rộng và gây ra “đợt tuyệt chủng hàng loạt” đầu tiên trên hành tinh và làm thay đổi về căn bản môi trường của Trái đất.

Bà Farías, hiện là Giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu vi sinh các hồ Andes (LIMLA) nhận xét “chính những vi sinh vật này hay những loài khác tương tự đã tạo ra bầu khí quyển giàu ozon của chúng ta và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những hình thái sống phức tạp hơn”.

Những vi sinh vật Stromatolite còn sống từng được tìm thấy tại một số môi trường nước mặn, như tại Mỹ, Australia, Chile và Mexico, nhưng đây là lần đầu tiên chúng được tìm thấy tại một khu vực nằm ở độ cao từ 3.500m tới 4.000m so với mặt nước biển và chứa nhiều phóng xạ tia cực tím, tức là trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt tương tự với thời kỳ Tiền Cambri (kéo dài từ cách đây 4,6 tỷ năm tới 570 triệu năm).

Nhà sinh vật học khẳng định việc nghiên cứu những “hóa thạch còn sống” này cho phép tái hiện những quá trình từng ảnh hưởng tới sự hình thành sự sống trên Trái đất, cũng như tới sự tồn tại của những sinh vật tương tự tại những hành tinh khác.

Bà nhấn mạnh điều kiện môi trường tại cao nguyên hoang mạc Atacama (hoang mạc có khí hậu khô nhất trên thế giới) là cực kỳ khắc nghiệt và giống với môi trường của Sao Hỏa.

Ngoài việc giúp tìm hiểu những hình thái nguyên thủy của sự sống, việc nghiên cứu các vi sinh vật Stromatolite còn cho phép đưa ra những ứng dụng thực tiễn, ví dụ như trong việc sản xuất nhựa sinh học tự tiêu hủy, chất phụ gia cho mỹ phẩm, hay hoạt chất trong việc chỉnh sửa đột biến gen./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Biểu hiện cảm xúc bằng nét mặt là bẩm sinh, không phải qua học hỏi.
  • Gấu Bắc Cực sẽ không thể tồn tại quá 30 năm nữa
  • Ngăn việc nhắn tin khi lái xe bằng công nghệ
  • Hành động nhằm tránh “một thảm họa sức khỏe”
  • Sóng điện từ có ảnh hưởng đến con người?
  • Đài Loan chế thiết bị cảnh báo động đất nhỏ gọn
  • Cậu bé 14 tuổi nghiện… xăng
  • Chim ăn thịt người đã tồn tại ở New Zealand
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị